Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới

Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị Đảng bộ các tỉnh thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới.

Nhiệm kỳ qua, các tỉnh đạt được nhiều thành tích đáng kể - Ảnh tỉnh Quảng Ngãi

Trong các ngày 22 - 28/7, tại Hà Nội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư; Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Đảng bộ các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Phú Yên, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Ngãi về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ  tỉnh.

Tại các buổi làm việc, sau khi nghe lãnh đạo các tỉnh báo cáo về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của tỉnh gồm: báo cáo chính trị, kiểm điểm nhiệm kỳ 2006-2010, đề án nhân sự, phương án nhân sự, nghị quyết đại hội, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang cơ bản tán thành nội dung trình bày của các tỉnh.

Đồng chí đề nghị Ban Thường vụ các tỉnh tiếp thu ý kiến để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các báo cáo trình Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới.

Điểm lại một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ Gia Lai, Đắc Nông, Phú Yên, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Ngãi trong nhiệm kỳ 2006-2010 đã đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

GDP của Gia Lai tăng 13,6%, Đắc Nông tăng 15,1%, Phú Yên tăng 12,3%, Quảng Nam tăng 12,8%, Kon Tum tăng 14,5%, Quảng Ngãi 18,5%. Cùng với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, các tỉnh đều tạo được chuyển biến tích cực trên các mặt văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ hộ nghèo, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư, chính trị xã hội ổn định, an ninh được giữ vững, hoạt động đối ngoại được tăng cường. Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.

Cùng với những kết quả đạt được, đồng chí Trương Tấn Sang đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần được các địa phương nghiêm túc nhìn nhận để đề ra giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới. Có được những thuận lợi về vị trí chiến lược, tiềm năng thiên nhiên, đất đai, khoáng sản, du lịch, kinh tế biển…nhưng đa phần các tỉnh miền Trung Tây Nguyên qui mô kinh tế còn nhỏ, đời sống người dân còn khó khăn, thu ngân sách chưa bảo đảm chi thường xuyên. Trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi năng lực cạnh tranh không ngừng nâng lên, Đảng bộ các tỉnh cần đổi mới mạnh mẽ.

Trên tinh thần này, đồng chí Trương Tấn Sang cho rằng Gia Lai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên với những tiềm năng đất đai thiên nhiên trù phú, cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng để phát triển nhanh, ngay trong những năm tiếp theo. Cùng với quy hoạch thu hút đầu tư, hình thành các vùng kinh tế động lực Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Chư Sê, tỉnh cần tạo môi trường thông thoáng gắn liền với quản lý tốt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, hoạt động hiệu quả.   

Đối với Đắc Nông, tỉnh cần giải quyết bài toán công nghiệp phụ trợ, tính toán chặt chẽ để phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản nhưng không để ảnh hưởng môi trường, rừng phòng hộ. Tỉnh chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

Với tỉnh Phú Yên, đồng chí Trương Tấn Sang lưu ý, để đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ tới, tỉnh cần chú trọng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất thành phẩm, giảm tình trạng xuất khẩu tài nguyên thô. Cùng với thực hiện khoan sức dân qua các chính sách khuyến nông, khuyến ngư, Phú Yên cần có giải pháp tăng qui mô công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển du lịch biển, phát huy lợi thế là cửa ngõ hướng ra biển Đông.

Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị Quảng Nam cần thận trọng rà soát hiệu quả triển khai một số dự án, thực hiện tốt các chương trình chính sách của Trung ương với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có giải pháp khắc phục những bất cập trong công tác qui hoạch; xây dựng thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế…; dành các nguồn lực đầu tư phát triển cho 8 huyện miền núi để giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững.

Đồng chí Trương Tấn Sang cũng gợi ý, Kon Tum những năm qua kinh tế phát triển còn thiếu gắn kết chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bởi vậy, Đảng bộ tỉnh cần chú ý coi trọng tiết kiệm tài nguyên, tạo bước chuyển biến mới về nguồn lực, chú trọng quan hệ sản xuất mới. Cùng với đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, tỉnh tập trung giảm nghèo nhanh, phấn đấu năm 2015 cơ bản không còn xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.

Với Quảng Ngãi, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị tỉnh lưu tâm đến công tác quản lý tài nguyên môi trường. Bên cạnh các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế xã hội, tỉnh cần chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, không để thiên tai ảnh hưởng chỉ số tăng trưởng kinh tế xã hội. Hiện thời, ngoài một số doanh nghiệp lớn đã phát huy hiệu quả, công nghiệp địa phương của Quảng Ngãi vẫn chưa nhiều mô hình thuyết phục. Đây là trọng điểm tỉnh cần chỉ đạo để phát huy nội lực, đưa Quảng Ngãi thành tỉnh công nghiệp.

Cơ bản nhất trí với đề án nhân sự của các địa phương, đồng chí Trương Tấn Sang lưu ý các tỉnh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc. Đảng bộ các tỉnh kịp thời triển khai chủ trương của Trung ương thành nghị quyết chuyên đề, chương trình công tác, có cơ chế chính sách phù hợp, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, phát huy cao nhất trí tuệ tập thể trong hệ thống chính trị.

Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị Đảng bộ các tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết nhất trí, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới.

(Theo Thiện Thuật // Tin Chính phủ)

  • Băn khoăn với ghép phí vào thuế
  • Tập đoàn ở Việt Nam và cách giải cứu không giống ai
  • Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD
  • CPI không đủ khả năng gây xáo trộn lớn trong ngắn hạn
  • Việt Nam trước 6 tác động lớn từ khủng hoảng nợ châu Âu
  • Thu phí cầu đường Bài toán nan giải
  • Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan
  • Sửa Luật Khoáng sản: Đấu giá để “phá” xin - cho
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi