Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD

Một tính toán sơ bộ của các chuyên gia Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong năm 2010, Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài cả gốc và lãi lên đến hơn 1 tỷ USD.
 
Dự tính, trong các năm tiếp theo, nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên, mức cao nhất là khoảng 2 tỷ USD vào năm 2016. Sau đó có thể giảm dần.

Bản tin nợ nước ngoài mới được Bộ Tài chính công bố cho thấy, đến 31/12/2009, tổng nợ nước ngoài gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD.
 
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay thương mại 19,92%...
 
Nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết ngày 31/12/2009 bằng 39% GDP và ở mức cao nhất kể từ năm 2005. So mức dự trữ ngoại hối, thì tổng dư nợ của Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn. Dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam là 290%, trong khi mức khuyến nghị của Ngân hàng thế giới WB là trên 200%. Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng ngân sách Nhà nước của Việt Nam là 5,1%, ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%.

(VietNamNet)

  • CPI không đủ khả năng gây xáo trộn lớn trong ngắn hạn
  • Việt Nam trước 6 tác động lớn từ khủng hoảng nợ châu Âu
  • Thu phí cầu đường Bài toán nan giải
  • Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan
  • Sửa Luật Khoáng sản: Đấu giá để “phá” xin - cho
  • Ở Việt Nam tồn tại thị trường giáo dục
  • Bao giờ giảm giá xăng dầu?
  • VN mất cân đối cung cầu thịt gia súc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi