Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu múa lúa tạm trữ: Khó cả đôi đường !

Nông dân tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch gần xong lúa vụ hè - thu 2010

Vừa qua, PV phản ánh những khó khăn của người nông dân trong việc bán sản phẩm. Để rộng đường dư luận, trong số báo này DĐDN tiếp tục phản ánh những khó khăn nhìn từ góc độ DN. 

Từ ngày 10/7, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Lương thực miền Nam (VFA) triển khai cho các DN thành viên mua tạm trữ lúa gạo, giá tối thiểu là 3.500 đồng/kg lúa. VFA đã đề nghị 48 DN thành viên triển khai mua tạm trữ với giá tối thiểu nêu trên. Tuy nhiên, các DN đã nêu lên nhiều khó khăn trong việc mua lúa tạm trữ.

DN lo nhất là lỗ

Dù giá mua lúa tạm trữ tối thiểu 3.500 đồng/kg nêu trên chỉ là giá tạm tính, nhưng với mức giá đó, DN vẫn lo là sẽ lỗ do trong tình hình giá XK gạo đang xuống. Ngoài ra vấn đề chất lượng lúa hè thu năm nay không được tốt nên giá XK sẽ thấp hơn, bên cạnh đó sẽ mất nhiều công chế biến... Ông Trần Hoàn Mỹ - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc - Cty Lương thực Dịch vụ Quảng Nam cho biết: Trong kinh doanh, mua để bán chứ không mua tạm trữ, nếu trữ rồi bán lỗ thì ai bù. Việc mua lúa gạo dự trữ là nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải của DN”.

Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA cũng cho biết các DN đang gặp khó khăn. Bởi dù tiêu thụ lúa gạo hàng hóa để giải phóng tồn kho là tiêu chí hàng đầu. Tuy nhiên do giá XK đang xuống trong khi Chính phủ lại chỉ đạo các DN mua theo cơ chế thị trường và tự chịu kết quả kinh doanh. Nếu mua giá thấp thì nông dân lỗ, mà mua giá cao thì DN cũng lỗ.

Ngoài ra, việc mua lúa tạm trữ còn có khó khăn về kho chứa. Nhiều DN kinh doanh lúa gạo chỉ có kho chứa nhỏ hoặc đã đầy lúa. Trong tháng 3 và tháng 4/2010, theo chỉ đạo của Chính phủ, đã có 30 DN mua một triệu tấn lúa vụ đông xuân 2009-2010 để tạm trữ, nay phải XK được lúa cũ mới có thể mua tạm trữ lúa mới.

Nhà nước nên có quy định một giá mua lúa của dân cố định, căn cứ vào đó có thể bù lỗ cho DN.

Việc VFA đang gom mạng lưới thu mua, xây dựng hệ thống hàng xáo, thương lái để làm lực lượng cung ứng cho DN cũng được cho là khó khả thi. Ông Nguyễn Tấn Sơn - Giám đốc Cty Du lịch An Giang, cũng là DN thu mua lúa gạo nói hàng xáo mua bán tự phát, DN rất khó can thiệp... Việc tuyên dương, khen thưởng thương lái để gắn kết họ với DN như VFA đề ra là không khả thi.

Cần quy định giá mua cố định

Vấn đề mua lúa ở mức giá nào để nông dân có lãi, DN không bị lỗ cũng là vấn đề đáng chú ý. Theo các nhà khoa học, giá thành của một kg lúa nếu tính đủ chi phí nước, phân, giống, đất, quản lý... thì khoảng 4.000 đồng/kg. Do vậy giá mua lúa phải trên mức 4.000 đồng/kg. Ông Vương Bình Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng giá thành sản xuất lúa mỗi địa phương mỗi khác, tùy thuộc vào loại giống, loại đất... Tuy nhiên ông Thạnh cũng đề xuất giá mua lúa hiện nay nên khoảng từ 4.200 đồng/kg trở lên.

Nhiều DN và ngành chức năng đều đồng tình với quan điểm nhà nước nên dựa trên cơ sở giá thành để định ra một giá mua lúa cố định, lấy đó làm căn cứ để Nhà nước có thể hỗ trợ. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói: Nhà nước nên có quy định một giá mua lúa của dân cố định, căn cứ vào đó có thể bù lỗ cho DN.

Để ổn định XK lúa gạo, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết thời gian tới Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan sẽ tăng cường kỷ luật thực hiện quy chế thực hiện hợp đồng (thương mại và tập trung). Duy trì và bảo vệ các thị trường tập trung, ngăn chặn các hợp đồng thương mại theo các con đường khác nhau vào thị trường này, phá giá, làm ảnh hưởng đến XK lúa gạo VN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nhiệm kỳ mới
  • Băn khoăn với ghép phí vào thuế
  • Tập đoàn ở Việt Nam và cách giải cứu không giống ai
  • Mỗi năm Việt Nam trả nợ nước ngoài hơn 1 tỷ USD
  • CPI không đủ khả năng gây xáo trộn lớn trong ngắn hạn
  • Việt Nam trước 6 tác động lớn từ khủng hoảng nợ châu Âu
  • Thu phí cầu đường Bài toán nan giải
  • Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com