Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường phát điện cạnh tranh: Vẫn tranh cãi về quyền lợi

Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đã được Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) công bố, song quyền lợi của nhiều nhà máy sản xuất điện vẫn chưa được làm rõ.

Chưa rõ quyền lợi


Băn khoăn về cơ chế điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, ông Hoàng Xuân Quốc - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 thắc mắc: “Nghị định Chính phủ cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ nhưng nhà đầu tư điện độc lập có được hưởng quyền lợi gì không chưa được làm rõ”. Giả sử, EVN được phép tăng giá điện thêm 5% thì các nhà máy phát điện sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm của 5% ấy? Ông Quốc lo lắng khi giá bán lẻ điện đã tăng đến 10 cent/kWh thì giá điện các nhà máy phát bán cho EVN vẫn giữ ở một mức cố định trong suốt thời gian dài. “Đây là bài toán về cơ chế. Nếu không làm rõ được thì việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường chỉ làm lợi cho duy nhất EVN mà khó có thể huy động, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy mới”- ông Quốc phân tích.

Còn theo ông Lê Văn Quang - Phó Giám đốc Thuỷ điện Đa Nhim, đối với các nhà máy thuỷ điện, giá trị nước phải tính toán theo tương lai, nhưng yếu tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên khó để tính toán chính xác. Từ đó sẽ dẫn đến thiệt thòi cho các nhà máy điện.

Ông Vũ Xuân Cường - Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cũng cho rằng, phương thức trực tiếp chào giá cạnh tranh phát điện sẽ khiến nhà máy điện rất căng thẳng trong quản lý. Bởi dù có đăng ký công suất phát các ngày kế tiếp nhưng nếu bị sự cố đột xuất thì nhà máy điện bị ảnh hưởng rất nhiều.

Chưa hết độc quyền

Theo Cục Điều tiết điện lực, khi thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, giá bán lẻ sẽ ổn định hơn trong chu kỳ định giá do giá phát điện ít khả năng biến động. Tuy nhiên, để thị trường điện cạnh tranh thực sự thì vai trò độc quyền chi phối ngành điện lâu nay của EVN cần phải chấm dứt.

Ở giai đoạn đầu thực hiện đưa ngành điện theo cơ chế thị trường mới chỉ có khâu phát điện được cạnh tranh. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị phát điện độc lập được tham gia cạnh tranh bán điện cho đơn vị duy nhất mua bán điện trực thuộc EVN. EVN vẫn thực hiện bán lẻ điện tới khách hàng. Ông Hoàng Xuân Quốc cho rằng, nhiều đơn vị thực hiện chức năng khác nhau trong thị trường phát điện cạnh tranh vẫn hoàn toàn “nằm trong bóng” của EVN, chẳng hạn như ở khâu thanh toán. Bên cạnh đó, “để có thị trường điện cạnh tranh, đầu vào phải bình đẳng, nhất là giá nhiên liệu” - ông Quốc nói. Sẽ không có cạnh tranh trong ngành điện khi mặt bằng giá đầu vào chưa được thiết lập.

Trái ngược với nhận định này, ông Lê Văn Quang lại cho rằng việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã được mở rộng phạm vi chào giá và rất công khai. “Ví dụ nhà máy thuỷ điện nào được chào từ 80-100% giá trị. Tất cả đều công khai vậy nên nói độc quyền là không chính xác” - ông Quang nhận định.

Tán thành phương án giá điện theo cơ chế thị trường, ông Vũ Xuân Cường cho biết: “Theo mô hình vừa phổ biến, chi phí cố định sẽ được điều chỉnh tạo điều kiện cho các nhà máy điện”. Những năm trước, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại phải bù lỗ mỗi năm 700-800 tỷ đồng do tỷ giá VND/Yen (Nhật) không được tính chi phí trượt giá trong hợp đồng bán điện.

(Báo An ninh Thủ đô)

  • Tập đoàn Nhà nước dưới góc nhìn người trong cuộc
  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • Bàn cờ kinh tế
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 2)
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 1)
  • ‘CPI tháng 6/2011 có thể tăng tới 1,2%’
  • 300 tỷ USD cho phát triển, VN sẽ lấy ở đâu?
  • Chuyển đổi nhiên liệu: Khó vẫn nên làm (P1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi