Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘CPI tháng 6/2011 có thể tăng tới 1,2%’

Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo CPI tháng 6/2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5.

Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), hôm 23/5, đã công bố báo cáo tình hình thị trường trong nước tháng 5 và dự báo tháng 6.

Đánh giá các tác động từ thị trường thế giới cũng như cung cầu và khả năng điều tiết hàng hóa trong nước, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng trong các tháng tới, khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại do được hỗ trợ bởi sự giảm giá trên thị trường hàng hóa thế giới. Trước mắt, CPI tháng 6/2011 được dự báo sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5.

Phân tích các diễn biến giá cả trên thực tế, báo cáo cho rằng, kể từ đầu tháng 5 đến nay, giá dầu thô thế giới biến động theo chiều hướng giảm đã hạ dần áp lực đối với việc tăng giá xăng dầu trong nước.

Trong khi đó, giá lúa gạo nguyên liệu trong nước và xuất khẩu giảm vì nhu cầu giảm sút và sự cạnh tranh từ các đối thủ xuất khẩu. Vụ mùa hè thu sắp sửa thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long cũng gây sức ép lên giá lúa gạo. Báo cáo cho rằng, giá gạo trong nước tháng tới vẫn ổn định.

Với thịt gia súc, gia cầm và thủy hải sản bán lẻ, giá cả đã ổn định ở mức tháng trước, trong khi giá rau, củ giảm mạnh. Trung tâm thông tin dẫn nguồn tin từ giới chăn nuôi dự báo, khoảng 10 - 15 ngày tới nguồn cung thịt lợn sẽ nhiều hơn và giá thịt lợn trên thị trường có thể hạ nhiệt.

Cũng trong xu hướng ổn định, giá một nguyên liệu đầu vào như quặng, than mỡ, thép phế … trong tháng 5 không biến động nhiều. Khả năng giá bán thép xây dựng trong nước vẫn tiếp tục ổn định trong tháng 6/2011...

Tuy nhiên, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại cũng tỏ ra e ngại khả năng giá điện được điều chỉnh tăng từ 1/6/2011 có thể làm xuất hiện một đợt tăng giá mới trên thị trường.

(NDHMoney)

  • 300 tỷ USD cho phát triển, VN sẽ lấy ở đâu?
  • Chuyển đổi nhiên liệu: Khó vẫn nên làm (P1)
  • Khoảng lặng được mong đợi
  • Thực hư các con số
  • Lạm phát do cung vốn nhiều, hấp thụ kém
  • Khiên cưỡng
  • Giá cả tăng: Do quản lý hay do phân phối?
  • Thị trường điện cạnh tranh thí điểm từ 1.7: Thận trọng để không bị đổ vỡ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi