Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 2)

Bài 2: Đi tìm “khoảng trống” lệch giá

Từ tay nông dân đến người tiêu dùng, đường đi của nông sản đã được “hô biến” giá rất nhiều lần qua tay của thương lái. Khi nông sản được mùa, họ sẵn sàng ép giá nông dân để mua được giá hời.


Và ngược lại, cũng không ít khi hàng hoá khan hiếm, họ “cắn răng” chấp nhận giá cao để giữ mối và duy trì kinh doanh. Kiểu làm ăn “trầy trật” này tạo nên một bức tranh quá sôi động cho thị trường bán lẻ hiện nay.

Lãi nhiều, ít rủi ro!

Nếu sống lâu tại Hà Nội, nhiều bà nội trợ dễ dàng nhận thấy với cùng một mớ rau, lạng thịt, giá cả có thể chênh lệch nhau đáng kể giữa chợ cóc, chợ tạm và các chợ trung tâm thành phố. Điều đơn giản là đối tượng bán hàng ở các chợ trung tâm phần đông là mối buôn, trong khi người bán hàng tại những chợ ngõ hẻm đều là nông dân trực tiếp từ ngoại thành vào bán nhằm bỏ qua khâu trung gian.

Giá một mớ rau muống tại ruộng là 1.000đ, dân buôn mang vào chợ trung tâm sẽ bán với giá 3.000đ. Trong khi đó tại một điểm chợ tạm phố Đào Tấn (Q.Ba Đình), rau muống vẫn bán với giá 1.500 - 2.000đ/mớ. Cô Hòa - nông dân bán rau lâu năm tại đây tính toán, mỗi ngày nếu bán 100 mớ rau muống, trừ chi phí các loại sẽ lãi chưa đầy 100.000đ. Trong khi đó, cũng chừng ấy chi phí, mối buôn trung gian đã “hô biến” thêm một nấc giá với 3.000đ/mớ rau muống. Họ nghiễm nhiên lãi gấp đôi.

Với mặt hàng thịt, giá cả cũng được đội lên đáng kể qua nhiều tay. Lợn hơi bán tại trang trại ngoại thành Hà Nội giữ mức 60.000đ/kg, lò mổ xử lý và bán lợn móc hàm với 85.000đ/kg. Và khi ra đến chợ, giá bán sẽ từ 90.000đ - 110.000đ. Tại chợ Hoa Sen (Giảng Võ), chị Hương - dân buôn thịt có thâm niên tại đây mỗi ngày nhận về trung bình 1,3 tạ thịt, nhập vốn hơn 9 triệu đồng. Tiền xăng và phí kiểm dịch, gửi xe, chỗ ngồi chỉ khoảng 50.000đ/ngày, còn lại bán được bao nhiêu là khoản lãi ròng.

Chị Hương cho biết thêm: “Giá lợn hơi vừa tăng lên khoảng một tuần nay do khan hàng nên chúng tôi bị ép giá, mới phải nhập lợn móc với giá cao đấy! Trước chỉ 60.000 - 65.000đ/kg nên còn có nhiều lãi hơn!”. Tương tự, thịt gà mua trực tiếp tại trại với 90.000đ/kg, mang ra chợ bán 110.000đ/kg, làm sạch lông thì lên 140.000đ/kg cũng chỉ với từng đó khấu hao chi phí.

Trong khi đó, theo tính toán của một chủ hộ nuôi gà ta ở huyện Đông Anh, chi phí đầu vào mà họ phải gánh quá lớn như điện, nước, thức ăn chăn nuôi... chưa kể rủi ro về thời tiết, dịch bệnh. Tính ra, mỗi 1kg gà, người nông dân này chỉ lãi ngót nghét 5.000đ, trong khi số tiền lãi chênh lệch của mối buôn là khoảng 10.000 - 20.000đ/kg.

“Bật mí” mánh làm giá

Tại TPHCM, thực tế, các loại nông sản, trái cây trên được mua từ nông dân với giá thấp hơn rất nhiều và còn phải trải qua 1-2 khâu trung gian mới về đến được chợ đầu mối, theo đó đội giá lên gấp đôi, gấp 3 lần.

Chị Ánh Hồng - xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An - một người chuyên thu mua rau củ quả từ nông dân để bán cho các mối lái gom hàng đưa lên TPHCM bật mí: “Để các loại rau củ quả, trái cây lên được đến TPHCM, thường ít nhất phải qua hai khâu trung gian, một là người đến các nhà vườn gom hàng và sau đó là một thương lái có mối ở TPHCM lấy hàng, đóng gói và chuyển đi bằng xe tải.

Dĩ nhiên trung gian đều phải thu lợi nhuận. Đối với người đi thu mua gom ở các nhà vườn, do không mất nhiều công, chi phí nên phần lợi nhuận hiện chỉ 1.000đ/kg rau củ quả. Nhưng với thương lái gom - đóng hàng cho các vựa ở chợ đầu mối, phần lợi nhuận sẽ cao hơn, khoảng 20-30% và có thêm các khoản chi phí vận chuyển, bốc vác”.

Với người tiêu dùng, dù không nắm bắt được giá gốc của hàng hóa là bao nhiêu, song một cảm nhận chung là giá thực phẩm, trái cây luôn ở mức cao. Chị Minh Hương - đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Thường khi đi chợ, ít ai hỏi giá 1kg rau, bầu giá bao nhiêu, chủ yếu chỉ chọn hàng và cân lẻ theo từng trái hoặc từng bó. Chính vì thế, các loại rau củ quả được người bán lẻ mặc sức đẩy lên giá cao, thậm chí có lúc cao hơn cả giá bán tại các siêu thị bởi các siêu thị cân và tính tiền theo đúng trọng lượng”.

Đó là lý do khiến những bà nội trợ thông minh thường chọn siêu thị làm nơi mua hàng, vừa ổn định giá, vừa không bị tính “lậm” như ở chợ cóc. Tuy nhiên, theo chị Minh - ngụ ở phố Liễu Giai (Q.Ba Đình, HN), chẳng mấy ai có nhiều thời gian để ngày nào cũng đủng đỉnh vào siêu thị nhặt hàng nên cứ ra chợ cho nhanh. “Đôi khi mối buôn tận dụng điều này để mặc sức làm giá như tăng giá đột ngột với lý do khan hiếm hàng hoặc lấy cớ giá vật tư, xăng dầu lên. Mọi nơi đều thành một nếp chung nên dù muốn hay không cũng không thể phàn nàn gì” - chị Minh chia sẻ.

Bài cuối: Quyết liệt kiểm soát để bình ổn.

(Báo Lao Động)

  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 1)
  • ‘CPI tháng 6/2011 có thể tăng tới 1,2%’
  • 300 tỷ USD cho phát triển, VN sẽ lấy ở đâu?
  • Chuyển đổi nhiên liệu: Khó vẫn nên làm (P1)
  • Khoảng lặng được mong đợi
  • Thực hư các con số
  • Lạm phát do cung vốn nhiều, hấp thụ kém
  • Khiên cưỡng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi