Thứ nhất là do đặc thù sản xuất trong lĩnh vực này của chúng ta còn nhỏ lẻ, ít đầu tư, manh mún nên không có điều kiện để trang bị các thiết bị cũng như cách thức phương pháp sản xuất chế biến thực phẩm tiên tiến.
Thứ hai, do thu nhập của người dân còn thấp nên không có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, đây cũng là lý do để các sản phẩm kém chất lượng tồn tại. Những người có điều kiện ở thành phố mặc dù nhu cầu đòi hỏi cao nhưng cả hệ thống
như vậy nên khó tránh khỏi.
Thứ ba, chúng ta không có đủ nguồn nhân lực để thực thi các chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Trước đây nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho các tỉnh để chi trả cho lực lượng đảm nhiệm công việc này khoảng 23 - 25 triệu đồng/năm, chỉ đủ trả lương cho 1 người trong vòng một năm. Tức là mỗi tỉnh chỉ có 1 nửa người làm công tác quản lý, 1 nửa người làm công tác thanh tra giám sát. Như vậy không thể có hiệu quả. Bây giờ mức chi đã tăng lên khoảng 60 triệu/tỉnh/năm nhưng không thể đủ. Đối với hai cơ quan trực tiếp liên quan đến CLVSATTP thì số người chuyên trách cũng rất han chế: Bộ NN-PTNT 3 người; Bộ Y tế 9 người.
Chúng ta có năng lực sản xuất hay không ? Phải khẳng định là có vì xuất khẩu thực phẩm của VN năm 2008 đạt trên 10 tỷ USD, nếu không đảm bảo chất lượng sẽ không thể xuất khẩu. Phần lớn những lô hàng xuất khẩu được là do có sự đầu tư lớn của DN. Để tạo ra được hàng hoá đến tay người tiêu dùng thì phải bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào, rồi mới đến sản xuất, phân phối... Nhưng từ lâu nay trong lĩnh vực thực phẩm chúng ta xem nhẹ khâu đầu vào của sản phẩm. Hầu hết các nguyên liệu thực phẩm cung ứng cho sản xuất đều lấy ở khu vực hành chính cấp xã nhưng hiện nay không có nguồn kinh phí chi trả cho lực lượng chuyên trách ở cấp này. Vì vậy không có ai hướng dẫn sản xuất cũng như giám sát quá trình hình thành nguyên liệu đầu vào.
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng mức quy định xử phạt như hiện nay chưa đủ răn đe ?
Thực tế không phải vậy, pháp luật hiện hành cho phép phạt cao gấp 10 - 140 lần mức phạt được thực hiện trong thời gian vừa qua.
Đúng là có tâm lý xử nhẹ, chẳng hạn đối với giết mổ gia súc mức phạt là 245 nghìn đồng/lần vì thấy đây là lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ, lợi nhuận không cao nhưng chính vì suy nghĩ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn là các cơ sở giết mổ gia súc không đảm bảo an toàn vệ sinh vẫn tồn tại. Vấn đề hiện nay là ở khâu triển khai áp dụng và thực hiện.
- Tại sao có sự chênh lệch khá lớn giữa Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo giám sát của UB Thư
|
Thường vụ Quốc hội về số lượng người tử vong do ngộ độc thực phẩm trong 5 năm qua, thưa ông ?
Theo báo cáo của Chính phủ có 276 người bị ngộ độc tử vong còn qua báo cáo giám sát của chúng tôi có 391 người, đó là chưa kể còn 1 tỉnh chưa nộp báo cáo. Có thể là do Chính phủ chưa tổng hợp hết. Bởi như tôi nói hiện nay nhiều tỉnh chưa có đội ngũ chuyên trách làm công việc tổng hợp báo cáo nên chất lượng báo cáo điều tra khảo sát còn hạn chế.
- Một trong những giải pháp được nhiều người đề cập là phải đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực thực thi và giám sát CLVSATTP. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đúng là để thực thi giám sát tốt vấn đề này cần phải đẩy mạnh xã hội hoá ở một số khâu.
Thứ nhất là phải đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động phân tích mẫu, khuyến khích các DN đầu tư. Trên thực tế các DN có quy mô sản xuất lớn đã làm rất tốt việc này. Không có máy móc thiết bị phân tích kết quả thì không thể có cơ sở xử lý vi phạm.
Thứ hai là xã hội hoá hoạt động xây dựng và đưa ra tiêu chuẩn quy chuẩn. Có thể giao cho các hiệp hội ngành nghề như chăn nuôi, giống cây trồng, bảo vệ người tiêu dùng... đứng ra xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm phát huy trí tuệ của đội ngũ các chuyên gia. Bộ KHCN và Bộ Y tế chỉ là cơ quan kiểm tra đánh giá và công nhận tiêu chuẩn quy chuẩn có như vậy mới đẩy nhanh được quá trình xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng lĩnh vực, ngành hàng.
Trong năm 2008 các cơ quan quản lý không đưa ra thêm được 1 quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nào về ATVSTP mà vẫn sử dụng 406 tiêu chuẩn trước đây. Không có quy chuẩn tiêu chuẩn thì không thể hướng dẫn người dân thực hiện và thanh tra xử lý khi phát hiện sai phạm. Có thể nói hiện nay chúng ta đang rất thiếu công cụ để thực thi chính sách quản lý CLVSATTP.
- Theo ông, cần có cơ quan chuyên trách để giám sát CLVSATTP ?
Hiện nay chúng ta cũng đang thiết lập hệ thống thanh tra, kiểm tra theo Nghị định 79. Thế nhưng đến nay mới có 17 tỉnh thành có chi cục ATVSTP và 16 chi cục quản lý chất lượng. Để thực hiện việc thực thi và giám sát tốt thì mỗi địa phương phải cần tới ít nhất là 10 người.
- Xin cảm ơn ông.
(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com