Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm cách phát triển bền vững sau khủng hoảng

Các đại biểu đang trao đổi bên lề buổi tọa đàm doanh nghiệp Á-Âu tại TPHCM ngày 6-5 -Ảnh: Kinh Luân
 

Phát triển bền vững sau khủng hoảng là một trong những chủ đề "nóng" đã được nhiều đại biểu quan tâm tại buổi tọa đàm doanh nghiệp Á-Âu (ASEM) diễn ra tại TPHCM ngày 6-5.

Bà Tove Degnbol, Phó đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, cho rằng cần xem xét phát triển kinh tế trong mối tương quan, ảnh hưởng với môi trường, nhất là khi mối quan ngại về biến đổi khí hậu đang gia tăng hiện nay.

Bà cho rằng các chính phủ cần có biện pháp đối phó với việc biến đổi khí hậu một cách hiệu quả để giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, và đừng phát triển kinh tế mà làm ngơ đến tác động đến môi trường.

Trong phần nhận xét của mình, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cho rằng các doanh nghiệp cần xem xét đến phát triển bền vững thông qua việc tìm cách làm thế nào để sản xuất thân thiện với môi trường, chứ đừng chỉ chăm chăm đến làm thế nào để sản xuất sản phẩm với giá rẻ để tạo lợi thế cạnh tranh.

Đồng tình với ông Thiên, một số đại biểu tại buổi tọa đàm với chủ đề "Tăng cường quan hệ kinh tế Á - Âu, vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu" cho rằng cần lấy chất lượng, xây dựng thương hiệu mạnh làm lợi thế để cạnh tranh, chứ không phải chỉ có giá rẻ.

Dẫn chứng điều này, ông Lương Văn Lý, Tổng giám đốc của công ty tư vấn Đại Nam Long, đưa ra ví dụ Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế nhưng chưa có một thương hiệu cà phê nào của Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tại buổi tọa đàm, các đại diện doanh nghiệp và chính phủ khối ASEM cũng bàn biện pháp cùng nhau vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh thương mại trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu.

Bà Degnbol và Đại sứ Anh tại Việt Nam - ông Mark Kent cho rằng không các nước không nên sử dụng các biện pháp bảo hộ dẫu rằng chỉ trong ngắn hạn, mà phải đẩy mạnh tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường để thúc đẩy thương mại trong khối ASEM.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay cần phải có những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ tương tác và đối tác giữa các doanh nghiệp Á–Âu. Đây sẽ là cơ sở cho việc tăng cường hợp tác đầu tư, hợp tác thương mại vì lợi ích chung của tất cả các thành viên ở cả hai cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Minh phân tích, mối quan hệ hợp tác sẽ dựa trên cơ sở bình đẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa hai cộng đồng doanh nghiệp Á–Âu vốn đang có nhiều chênh lệch trong phát triển kinh tế-xã hội, và mức độ rủi ro của hệ thống kinh tế, tài chính cũng khác nhau.

Một số đại biểu khác chia sẻ rằng cần giúp giảm bớt những khó khăn mà những nước đang phát triển, như Việt Nam, đang và sẽ phải gánh chịu do sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại như chính sách hạn ngạch (quota), hàng rào ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS), luật chống bán phá giá, bị hạn chế tiếng nói và vai trò trong các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thế giới...

Một trong những vấn đề đặt ra là khuyến khích mở rộng diện miễn visa song phương và đa phương cũng là một hoạt động nằm trong tiến trình đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch giữa các doanh nghiệp Á-Âu.
 

Buổi tọa đàm doanh nghiệp Á-Âu là một trong các sự kiện của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội ngày 25 và 26-5.

Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan chính phủ cũng thảo luận một số vấn đề thời sự khác như đánh giá khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đối với các nền kinh tế và doanh nghiệp, chính sách tài chính tại các nền kinh tế trong và sau khủng hoảng - tác động đối với hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam; biện pháp tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEM...

Theo Mộng Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn

  • Sức cạnh tranh là thách thức
  • Làm ra nhưng không bán được
  • Việt Nam sắp vượt Philippines về mức sống
  • TP. HCM: Nâng cao sức mạnh cho DN
  • Kiểm soát và mở cửa thời có “bão”
  • Quý 2, kinh tế lấy đà tăng trưởng
  • Hơn 50% Doanh nghiệp Nhỏ và vừa gặp khó khăn
  • Vận động hành lang ở Mỹ và một số kinh nghiệm với Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi