Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm sự khác biệt để nâng cao sức cạnh tranh

 

Đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu hạ giá thành là yếu tố quan trọng để ngành dệt may tăng giá trị xuất khẩu. Ảnh: Linh Tâm

Trong suy thoái, việc tìm ra các lợi thế và lựa chọn chiến lược "khác biệt" để có sức cạnh tranh là điều quan trọng. Chẳng hạn, trong xu hướng chung cắt giảm chi tiêu, việc sản xuất các mặt hàng chất lượng cao, giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp (DN) phát triển được thị trường cả trong và ngoài nước...

 

Chưa tìm ra sự "khác biệt"

 

Hiện nay lượng hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ giảm, song mức độ ảnh hưởng đến các nước xuất hàng dệt may vào Mỹ là không giống nhau. Trong số 25 nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, chỉ những nước xuất hàng giá rẻ như  Băng-la-đét, Trung Quốc và Việt Nam có lợi thế hơn cả. Tuy nhiên, các DN của chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a. Đơn hàng xuất khẩu của dệt may trong quý I-2009 đã giảm 30-50%, giá bán sản phẩm giảm 20-30%. Mức tiêu dùng hàng dệt may cao cấp giảm mạnh nhất và đây lại chính là phân khúc thị trường có tỷ trọng cao, nhiều ưu thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Đến nay, mới chỉ có một số thương hiệu lớn như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè ký được hợp đồng do có khách hàng truyền thống lớn. Nguyên nhân là các thị trường chủ lực như Mỹ, EU giảm mạnh (thị trường Mỹ sẽ giảm nhập khẩu hàng dệt may hơn 15%).

 

Việc mở rộng xuất khẩu vào các thị trường mới, nhất là thị trường Nga, đòi hỏi phải có sự tháo gỡ chính sách vĩ mô giữa 2 nước, nhất là chính sách thuế (thuế suất nhập khẩu vào Nga rất cao: 20 USD/kg hàng hóa). Châu Phi và Trung Đông cũng là thị trường rộng mở cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam, nhưng châu Phi là thị trường cấp thấp nên khó có thể cạnh tranh về giá với hàng dệt may Trung Quốc.

 

Thị trường trong nước cũng đa dạng. Hiện, phương án sản xuất hàng nội địa của các DN dệt may lớn cũng chịu sự cạnh tranh của các cơ sở tư nhân, do may công nghiệp chi phí cao hơn so với may đơn lẻ. Hơn nữa, thị phần của thị trường đã bị một số công ty nước ngoài, nhất là Trung Quốc chiếm lĩnh. Ngành da giày cũng chung tình trạng này. Lượng tiêu thụ giày dép trong nước giảm 30-40% so với cùng kỳ năm trước...

 

Do đó, Việt Nam cần tìm ra sự "khác biệt" để nâng cao sức cạnh tranh và trong khi đi tìm sự "khác biệt", phải chú ý đến chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ. Đây là bài toán dài hạn, cần liên tục được xem xét, hoàn thiện...

 

Cần thay đổi hình ảnh quốc gia qua thương hiệu

 

Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, "Thương hiệu quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa" là chủ đề Diễn đàn Thương hiệu quốc gia năm 2009. Chương trình còn góp phần tăng cường năng lực của hệ thống phân phối và khả năng nhận biết hàng hóa lưu thông, dịch vụ trong nước nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa, làm "hậu phương" cho phát triển kinh tế đối ngoại. Sản phẩm may mặc của Công ty An Phước là một ví dụ về cách làm. Năm 1997, An Phước đã mạnh dạn mua giấy phép (không phải mua nhượng quyền) của Tập đoàn Pierre Cardin để khai thác thị trường Việt Nam và mở rộng sản phẩm ra các nước như Lào, Cam-pu-chia... Sự "khác biệt" này thể hiện ở chỗ, giấy phép cho công ty mở rộng sự "sáng tạo bản địa" cộng hưởng với kỹ thuật cao chuẩn xác của Pierre Cardin. Thương hiệu An Phước đã chọn đúng phân khúc thị trường, từ đó, thương hiệu của DN dần chiếm được cảm tình của khách hàng. Như vậy, trong việc phát triển thị trường nội địa, Công ty An Phước đã góp phần thay đổi hình ảnh quốc gia vốn được nhìn như "đối tác gia công" nay là một quốc gia không chỉ có năng lực cao về kỹ thuật, chất lượng may mặc, mà còn khả năng sáng tạo về mẫu thời trang…

(Theo Thanh Thủy // Hanoimoi Online)

  • Tháng 4, sản xuất công nghiệp cả nước tăng 5,4% so với cùng kỳ
  • Thêm động lực cho Công nghiệp phụ trợ
  • Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp
  • WTO “đe dọa” ngành chăn nuôi
  • Thị trường hoá dịch vụ y tế ở Việt Nam: Đến đâu là vừa ?
  • Tìm cách phát triển bền vững sau khủng hoảng
  • Sức cạnh tranh là thách thức
  • Làm ra nhưng không bán được
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi