Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm động lực cho Công nghiệp phụ trợ

Khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản số 1 được khởi công xây dựng trên diện tích 16 ha tại khu Công nghiệp Quế Võ do Cty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư

Khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản số 1 được khởi công xây dựng trên diện tích 16 ha tại khu Công nghiệp Quế Võ do Cty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư
 

Việc khởi công khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản số 1 hứa hẹn tạo nên động lực mới cho phát triển một ngành công nghiệp tiềm năng nhưng còn khó khăn.

Ngày 27/4, khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản số 1 được khởi công tại khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) như một nỗ lực hiện thực hoá các mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ tại VN cũng như thêm lần nữa cho thấy mối quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược VN - Nhật Bản.

Phát triển hay tụt hậu

ở VN hiện nay, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các linh kiện, thiết bị điện tử, sản xuất ôtô, xe máy còn rất yếu. Đã có nhiều DN Nhật Bản chia sẻ rằng: Một số DN Nhật Bản rất muốn đầu tư tại VN do chính sách thu hút đầu tư của VN hấp dẫn, song trước thực trạng công nghiệp phụ trợ còn non yếu, họ buộc phải cân nhắc đến các thị trường khác trong khu vực.

Từ năm 2007, Quy hoạch phát triển Công nghiệp Hỗ trợ VN đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) soạn thảo với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản trong khuôn khổ "Sáng kiến chung Việt-Nhật" và được Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch này khẳng định rõ: Công nghiệp Hỗ trợ là động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và là nền tảng cho việc phát triển bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của VN trong giai đoạn đến 2020.

Hiện thực hóa

Khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản số 1 được khởi công xây dựng trên diện tích 16 ha tại khu công nghiệp Quế Võ do Cty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư. Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch KBC nhìn nhận: Dự án sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường thu hút các ngành công nghệ cao vào VN. Được biết, phía Nhật Bản cam kết trong năm 2009 sẽ đưa 50 DN nhỏ của Nhật Bản với vốn đầu tư nước ngoài dự kiến hơn 100 triệu USD vào hoạt động tại khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản nhằm hỗ trợ các Tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đang hoạt động tại VN. Cũng trong năm 2009 sẽ mở thêm 1 khu trong hệ thống các khu công nghiệp hỗ trợ VN - Nhật Bản và trong năm 2010 sẽ tiếp tục lựa chọn địa điểm phát triển 3 khu khác trong hệ thống các KCN của KBC.

Không phải tự nhiên mà KBC được chọn làm đối tác trong dự án này. KBC là đơn vị nhiều năm dẫn đầu trong phát triển KCN ở VN, đặc biệt KBC đã có được sự tín nhiệm của các DN Nhật Bản, đã thu hút được rất nhiều DN lớn của Nhật Bản về đầu tư tại các KCN do Cty là chủ đầu tư như: Tập đoàn Canon (xây dựng nhà máy in laser lớn nhất thế giới tại KCN Quế Võ), Tập đoàn Tenma, Toyo Ink, Sanyo, Yamato Industries,...

(Theo Hương Lan - Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Nâng cấp sức khỏe doanh nghiệp
  • WTO “đe dọa” ngành chăn nuôi
  • Thị trường hoá dịch vụ y tế ở Việt Nam: Đến đâu là vừa ?
  • Tìm cách phát triển bền vững sau khủng hoảng
  • Sức cạnh tranh là thách thức
  • Làm ra nhưng không bán được
  • Việt Nam sắp vượt Philippines về mức sống
  • TP. HCM: Nâng cao sức mạnh cho DN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi