Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trông đợi từ chính sách

Không quá căng thẳng như cách đây một năm, khi Chính phủ phải quyết định điều chỉnh chính sách từ ổn định kinh tế vĩ mô sang chống suy giảm kinh tế, song để thúc đẩy phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng cao và bền vững, đòi hỏi phải có phản ứng chính sách kịp thời.

Nhiều câu hỏi đang được đặt ra, như Chính phủ có tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế nữa hay không? Chính sách thuế sẽ được triển khai thế nào trong năm 2010, liệu có tiếp tục miễn, giảm thuế như đã từng thực hiện trong năm 2009, để tiếp sức cho doanh nghiệp? Chính sách tiền tệ, sẽ thắt chặt hay nới lỏng?...

Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu ngay lập tức chấm dứt các chính sách hỗ trợ, khi mà nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, cả doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ bị sốc và có thể lại rơi vào một chu kỳ suy thoái mới. Nhưng nếu kéo quá dài, ngân sách nhà nước không thể chịu đựng nổi mức thâm hụt lớn, hệ lụy với nền kinh tế cũng không hề nhỏ. Bài toán này trên thực tế không chỉ là vấn đề đối với riêng Việt Nam, mà còn của nhiều nước trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên khi gần đây, các chuyên gia kinh tế bắt đầu đề cập việc chuẩn bị cho “kế hoạch rút lui” theo học thuyết kinh tế của Keynes. Ngay cả IMF cũng đã cho rằng, năm 2010 chính là năm rút lui khỏi sự can thiệp của Nhà nước một cách có trật tự.

Nghĩa là, khi mà nền kinh tế còn có nhiều yếu tố bất định, thì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải “rút lui” có trật tự, dần dần, vừa tránh gây sốc cho nền kinh tế, vừa vẫn có thể tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự nhạy bén của các nhà hoạch định chính sách chính là việc xác định được đâu là “điểm dừng” của các gói kích thích kinh tế.

Một điều luôn phải khẳng định, phản ứng chính sách như thế nào sẽ “cho ra” kết quả ngay trong thực tế của nền kinh tế. Mục tiêu điều hành của Chính phủ cũng sẽ thể hiện rõ trong sự điều chỉnh của chính sách.

Chẳng hạn, năm 2009, khi mục tiêu của Chính phủ là ngăn chặn suy giảm kinh tế, thì chính sách tiền tệ được áp dụng một cách linh hoạt theo hướng “một mũi tên trúng hai đích”, đó là vừa ngăn chặn suy giảm, vừa đề phòng tái lạm phát.

Nhưng sang năm 2010, khi mà Chính phủ đã xác định mục tiêu chống suy giảm đã hoàn thành trong năm 2009, thì rất có thể, cần có sự chuyển hướng trong điều hành chính sách tiền tệ. Tiếp tục nới lỏng, có thể là một trong những nguyên nhân gây tái lạm phát.

Các dự báo từ một số định chế tài chính trên thế giới đều cho thấy, năm 2010, Việt Nam có thể sẽ thực thi một chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất cơ bản sẽ không chỉ ở mức 7% như hiện nay, mà lên tới 9%...
Thực tế cho thấy, 3 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh chính sách một cách hợp lý, từ tập trung cho tăng trưởng (năm 2007) sang ổn định kinh tế vĩ mô (năm 2008), rồi lại chuyển sang chống suy giảm (cuối năm 2008 và 2009) và hiệu quả của sự điều chỉnh đã được khẳng định.

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, mục tiêu lớn nhất năm 2010 là phải phấn đấu thực hiện bằng được phục hồi tăng trưởng kinh tế ở mức trên dưới 6,5%, để đến năm 2011 lấy lại thế tăng trưởng nhanh và bền vững từ 7%-8% như thời kỳ trước khủng hoảng.

Như vậy, không phải là quá sớm để ngay từ bây giờ phải bắt đầu tính toán các chính sách điều hành kinh tế cho năm 2010. Phản ứng chính sách một cách nhạy bén và kịp thời chính là chìa khóa quan trọng để sớm phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư )

  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng mạnh
  • Công tác phòng chống tham nhũng và các giải pháp của chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020
  • Khẳng định hiệu quả của gói giải pháp kích cầu
  • Điểm lại các cây cầu dây văng Việt Nam
  • Những “siêu thị” lề đường
  • Điện tư nhân: Đường còn xa
  • VN phát triển kinh tế theo mô hình nào?
  • Kiến nghị về cơ giới hóa nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi