Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VAFI đề xuất 7 giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế

Theo VAFI cần đẩy mạnh công tác thăm dò khai thác dầu khí, than đá, quặng sắt. Ảnh: Đ.T
Hiệp hội Các nhà Đầu tư Tài chính (VAFI) vừa đưa ra 7 giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó, giải pháp đầu tiên là tập trung đẩy nhanh việc thăm dò và đưa vào khai thác các nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước.
 
Theo VAFI, gần đây cụm từ “tái cấu trúc nền kinh tế” luôn luôn được nhấn. Ở phương diện quản lý nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế  là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế để trên cơ sở đó hoạch định cho được những chính sách kinh tế mới để mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Để cụ thể hoá chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, VAFI đề xuất 7 giải pháp cơ bản.

Thứ nhất, tập trung đẩy nhanh việc thăm dò và đưa vào khai thác các nguồn tài nguyên   quan trọng của đất nước.  

Cần đẩy mạnh công tác thăm dò khai thác dầu khí, than đá, quặng sắt....bên cạnh đó đẩy mạnh công nghiệp chế biến khoáng sản....

Các cơ quan chính phủ cần đánh giá tiến độ khai thác một số mỏ quặng sắt lớn, tiến trình thăm dò khai thác này đang bị chậm trễ, cần tìm hiểu nguyên nhân.

Thứ hai, tăng cường khuyến khích sản xuất hàng trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.

Những mặt hàng trong nước sản xuất được và đảm bảo chất lượng tương đối thì cần dùng nhiều biện pháp phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để không cho nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu.

Cần đẩy nhanh tiến trình sản xuất những mặt hàng thiếu yếu mà trong nước hoàn toàn làm được như phân bón, thuỷ điện, sản phẩm dầu lửa.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát tình trạng nhập siêu.

Những mặt hàng tiêu dùng mà trong nước sản xuất được hoặc những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ cần dùng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu, đồng thời tăng tối đa các loại thuế để không chỉ giảm bớt tình trạng nhập siêu mà còn tạo nhiều điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển.

Các bộ quản lý ngành cần rà soát xem xét những ngành nào đang hoặc sẽ có dư thừa về năng lực sản xuất.

Thứ tư, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Chính sách đổi mới doanh nghiệp nhà nước cần phải được đánh giá lại trên cơ sở những thành tựu từ tiến trình cổ phần hoá  và từ sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Những đối tượng doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm chi phối thì cần nhanh chóng cổ phần hóa, cho dù nhà nước nắm giữ đến 95%/vốn điều lệ.

Tất cả loại hình doanh nghiệp nhà nước đã , chưa hoặc không cổ phần hoá đều phải thực hiện chế độ công bố thông tin thường xuyên về tình hình hoạt động và tình hình tài chính một cách đầy đủ như các doanh nghiệp niêm yết.

Thứ năm, sắp xếp lại bộ máy hành chính.

Các bộ, ngành, UBND tỉnh nên đánh giá lại hiệu quả hoạt động của từng cơ quan hành chính. Cắt giảm những cơ quan đơn vị thừa hoặc trùng lắp chức năng để giảm chi tiêu hành chính.

Việc cắt giảm biên chế là việc khó khăn, tuy nhiên việc hợp nhất, sát nhập các đơn vị là việc dễ làm.Giảm bớt các đơn vị hành chính thừa sẽ giảm nhiều chi phí như chi phí xây dựng trụ sở, chi phí hành chính thuờng xuyên.

Thứ sáu, xây dựng chính sách tiền tệ ổn định.

Đặc trưng nổi bật của chính sách này là bảo đảm tỷ giá ổn định lâu dài, lãi xuất huy động và cho vay thấp. Đây là mục tiêu cần hướng tới và đây không chỉ là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà học giả thường lý luận là VND yếu có lợi cho xuất khẩu và nền kinh tế, lý luận này không thực tế. Nếu duy trì ổn định tỷ giá lâu dài sẽ có những lợi ích lớn.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, ngoài việc cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, chúng ta còn phải định hướng được dòng tiền nhàn rỗi trong dân chúng.

Thứ bảy, tái cấu trúc nền kinh tế luôn luôn là nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương.

Để tái cấu trúc nền kinh tế được hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Chính phủ, mà còn là nhiệm vụ lâu dài của các bộ, ngành địa phương .

Để thực hiện hiệu quả công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, từng bộ, ngành địa phương, từng cơ quan hành chính cần hoạch định những mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp khả thi để thực hiện.

(Theo Chí Tín // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2010
  • Tái cơ cấu nền kinh tế: Chờ quá lâu!
  • Cần dự báo chính xác giá tiêu dùng năm 2010
  • Sản xuất nhiệt điện bằng trấu ở ĐBSCL: Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà ?
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 có thể tăng 1%
  • Lại bàn về gói kích cầu : Vai trò chủ đạo của Ngân hàng Nhà Nước
  • Năm 2010: Tập trung phục hồi kinh tế
  • Cơ cấu kinh tế vùng: Từ chuyện một con đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi