|
Thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng cao hơn hẳn nên sẽ tạo ra sức mua lớn hơn hẳn và thị trường trong nước chắc chắn sẽ sôi động hơn |
Một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng Chính phủ đặt ra cho năm 2010 là kiềm chế giá tiêu dùng ở mức tăng khoảng 7%. Tuy nhiên, với đặc thù của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm tới, nhiều căn cứ để cho rằng, mục tiêu này là hết sức khó khăn.
Hẳn nhiên, việc đạt được mục tiêu này là điều hết sức đáng mừng, bởi nếu vậy thì đây là năm thứ hai liên tiếp giá tiêu dùng chỉ tăng ở mức rất phải chăng.
Bài học từ quá khứ
Trước hết, với mục tiêu giá tiêu dùng tăng 7% và GDP tăng 6,5%, hệ số giữa nhịp độ tăng giá tiêu dùng và nhịp độ tăng GDP của nền kinh tế nước ta trong năm 2010 sắp tới sẽ chỉ là 1,08 lần.
Có thể nói, đây là hệ số rất lý tưởng của nền kinh tế nước ta. Bởi lẽ, với ước tính cũng chỉ khoảng 7% như trong năm nay, nhưng nhịp độ tốc độ tăng GDP chỉ khoảng 5,2%, hệ số này là 1,35 lần. Nếu nhìn xa hơn, trong khoảng thời gian 5 năm 2004-2008, trong khi nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm tuy lên tới 7,79%/năm, nhưng nhịp độ tăng giá tiêu dùng lên tới 11,31%/năm, cho nên hệ số giữa hai nhịp độ tăng trưởng này cũng lên tới 1,45 lần.
Những điều nói trên có nghĩa là, đối với nền kinh tế nước ta trong những năm qua, để đạt được nhịp độ tăng GDP 1%, thì giá tiêu dùng phải tăng trong khoảng 1,35% và 1,45%.
Có thể khẳng định rằng, đây là một hệ số rất cao không chỉ so với các nước đã ở trình độ phát triển cao hơn chúng ta, mà so với ngay cả những nước còn ở trình độ phát triển tương tự như nước ta, thậm chí thấp hơn. Theo số liệu của ADB, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008 vừa qua, trong khi hệ số này của nước ta là 1,38 lần (GDP tăng bình quân 7,82%/năm và CPI bình quân hàng năm tăng 10,80%/năm), thì Campuchia mặc dù CPI cũng tăng bình quân tới 9,44%/năm, nhưng do nhịp độ tăng GDP vượt qua ngưỡng hai con số (10,24%/năm), cho nên hệ số này là 0,92 lần. Hiển nhiên, có rất nhiều lý do khiến CPI của nước ta cao vượt trội như vậy, nhưng có một lý do đặc thù mà có lẽ ít có quốc gia trên thế giới lại có được như nước ta. Đó không những chỉ là một nền kinh tế có độ mở cả ở đầu ra XK và đầu vào NK đều rất lớn, mà trong đó tỷ trọng nguyên, nhiên, vật liệu NK rất lớn. Rõ ràng, trong điều kiện giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới liên tục sốt nóng ngày càng mạnh như năm năm này, quy mô NK càng lớn thì đồng nghĩa với NK sốt nóng giá cả thế giới vào thị trường trong nước càng nhiều. Đây là nguyên nhân hoàn toàn khách quan mà chúng ta buộc phải chấp nhận, trừ phi cơ cấu lại nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào thị trường thế giới.
2010 và 2009: hai bức tranh tương phản?
Hiển nhiên, thành tựu tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm nay là hết sức đáng mừng và cũng rất đáng tự hào, bởi như Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội ngày 20 tháng 10 vừa qua, VN được các định chế tài chính quốc tế danh tiếng như ADB, IMF đánh giá là có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, việc CPI trong năm nay tuy không nóng bỏng như những năm trước đó, nhưng mức tăng khoảng 7% trong điều kiện giá trên thị trường thế giới đã “đổi chiều”, còn nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng tiếp tục giảm, rõ ràng là một mức tăng không thấp.
Do vậy, sẽ là rất khó để có thể giữ được mức tăng này trong điều kiện giá trên thị trường thế giới gần như chắc chắn sẽ “đổi chiều” theo hướng ngược lại, cũng như quá trình “thị trường hóa” giá trong nước sẽ còn phải tiếp tục khi nền kinh tế bắt đầu khôi phục nhịp độ tăng trưởng. Cả hai điều này có nghĩa là, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo sẽ đều mạnh lên và cả hai sẽ “cộng hưởng” lẫn nhau khiến cho giá tiêu dùng khó có thể giữ được ở mức tăng như năm nay.
Cụ thể là, đối với yếu tố lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ những khối lượng nguyên, nhiên, vật liệu ngày càng khổng lồ phải NK, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, thay vì liên tục tăng phi mã từ bình quân 65 điểm phần trăm (ĐPT) năm 2003 lên 80,5 ĐPT năm 2004; 100 ĐPT năm 2005; 120,7 ĐPT năm 2006; 135 ĐPT năm 2007 và đạt “đỉnh” 172,1 ĐPT năm 2008, giá nguyên liệu thế giới nói chung trong 10 tháng vừa qua bình quân chỉ xấp xỉ ở mức 115 ĐPT, tức là đã giảm tới 33,18% so với năm 2008.
Việc giá thế giới rơi tự do như vậy thể hiện rất rõ trong NK nguyên, nhiên, vật liệu của nước ta. Chẳng hạn, nếu tính theo giá trị thì NK xăng dầu trong 10 tháng vừa qua đã giảm tới 47,9%, nhưng tính theo khối lượng thì vẫn tăng 0,6%, hoặc đối với mặt hàng đầu vào quan trọng số 1 của nông nghiệp nước ta là phân bón thì cặp số liệu này là -18,1% và +30,1% ...
Lạm phát do cầu kéo trong năm tới sẽ mạnh lên bởi sự “cộng hưởng” của ba yếu tố. Trước hết là tốc độ tăng GDP trong năm tới cao hơn hẳn năm nay đồng nghĩa với thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, do quá trình “thị trường hóa” những mặt hàng chủ yếu sẽ còn được tiếp tục tăng, đẩy mặt bằng giá trong nước sẽ tiếp tục lên. Và xuất khẩu trong năm tới rất có thể sẽ không chỉ dừng lại ở mục tiêu tăng 6% mà còn tăng mạnh trở lại sẽ khiến cho chỉ số CPI tiếp tục tăng. |
Như vậy, rõ ràng là trong điều kiện lạm phát do chi phí đẩy không những đã bị triệt tiêu hoàn toàn, mà thậm chí còn đóng vai trò của một yếu tố gây giảm phát giống như hàng loạt quốc gia trên thế giới, nhưng giá tiêu dùng của nước ta vẫn tăng 7%. Chắc chắn, thực tế này phải bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng trong đó tác động của việc “thả nổi” giá cả một số mặt hàng chủ yếu thuộc loại “đầu nguồn” của nền kinh tế, trong đó nổi bật là mặt hàng xăng dầu, có lẽ là “thủ phạm chính”. Nói cách khác, những giải pháp hành chính can thiệp “làm méo mó” thị trường trong những năm lạm phát quá cao trước đây đã được dỡ bỏ, đồng nghĩa với những “khoản ứng trước” để tránh bị lạm phát cao hơn nữa đã được trả một phần trong điều kiện thị trường năm nay đã bớt nóng bỏng.
Trong khi đó, ở trong nước, cho dù tốc độ tăng GDP 5,2% trong năm 2009 là đáng tự hào, nhưng rõ ràng đây là mức tăng thấp kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Điều này có nghĩa là, việc lạm phát trong năm nay chỉ ở mức 7% còn được hỗ trợ bởi lạm phát do cầu kéo không chỉ ở trong nước, mà cả của thị trường thế giới thông qua việc XK giảm mạnh chưa từng có cũng đã yếu hơn rất nhiều so với 10 năm trở lại đây. Thế nhưng, trong điều kiện của năm 2010, cả hai yếu tố này gần như chắc chắn sẽ thay đổi theo chiều ngược lại. Trước hết, ở phía đầu vào NK của nền kinh tế, trái ngược lại với việc chỉ “đi ngang” trong 10 tháng qua sau khi đã tụt dốc mạnh từ tháng 8 năm 2008, gía nguyên liệu thế giới có nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, cho nên lạm phát do chi phí đẩy chắc chắn sẽ mạnh lên so với hiện nay. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới. Theo IMF, thay vì “đứng yên” (tăng trưởng 0%) như dự báo hồi tháng 4, rồi chỉ tăng 0,6% như dự báo hồi tháng 7, dự báo mới nhất của định chế tài chính quốc tế này hồi đầu tháng 10 vừa qua cho biết, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng 1,9% nhờ các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăng 4% (kinh tế của nhóm nước phát triển thay vì tăng trưởng âm như các dự báo trước vẫn chưa thể tăng). Trong đó, vai trò đầu tàu kéo kinh tế thế giới phát triển thuộc về các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil..., còn tính theo nhóm nước thì vai trò này thuộc các nước đang phát triển thuộc về khu vực Châu Á. Việc kinh tế thế giới đang đứng trước triển vọng phát triển ngày càng sáng sủa như vậy đương nhiên đồng nghĩa với việc nhu cầu nguyên liệu của thế giới sẽ tăng và giá nguyên liệu thế giới sẽ tăng chỉ là một hệ quả tất yếu. Vẫn theo dự báo của định chế tài chính quốc tế này, thay vì giảm mạnh trong năm nay, giá dầu mỏ thế giới trong năm tới sẽ tăng 2,3%, còn giá của các loại nguyên liệu phi dầu mỏ chẳng những vẫn tăng 2,3% trong năm nay, mà sẽ còn tiếp tục tăng 4,4% trong năm tới. Những điều nói trên có nghĩa là, thay vì được kéo xuống trong năm nay, lạm phát do chi phí đẩy từ bên ngoài đối với nền kinh tế nước ta trong năm tới sẽ mạnh lên. Đây là điều mà nền kinh tế nước ta không thể không chấp nhận. Bên cạnh đó, lạm phát do cầu kéo trong năm tới sẽ mạnh lên bởi sự “cộng hưởng” của ba yếu tố. Đối với thị trường trong nước, đó trước hết là tốc độ tăng GDP trong năm tới cao hơn hẳn năm nay đồng nghĩa với thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư cũng tăng cao hơn hẳn, cho nên sẽ tạo ra sức mua lớn hơn hẳn và thị trường trong nước chắc chắn sẽ sôi động hơn. Bên cạnh đó, do quá trình “thị trường hóa” những mặt hàng chủ yếu sẽ còn được tiếp tục, đương nhiên mặt bằng giá trong nước sẽ tiếp tục được đẩy lên. Và cuối cùng, thay vì tăng trưởng “âm” trong năm nay, XK trong năm tới rất có thể sẽ không chỉ dừng lại ở mục tiêu tăng 6% như chỉ tiêu vừa được Quốc hội thông qua, mà còn tăng mạnh trở lại trong điều kiện giá nguyên liệu thế giới sẽ tăng, cho nên đây cũng là yếu tố kéo giá cả trong nước tiếp tục tăng. Nói tóm lại, chỉ số giá tiêu dùng trong năm nay vẫn tăng 7%, thì việc giữ chỉ số này không tăng cao hơn trong điều kiện hầu hết các yếu tố này sẽ “đổi chiều” trong năm tới rõ ràng là một mục tiêu đòi hỏi rất nhiều những nỗ lực tổng thể của nền kinh tế. Dự báo CPI một cách chính xác nhằm giúp DN lường trước được tình hình và lên kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý. Dự báo mức lạm phát sẽ giúp DN có nhận định về triển vọng diễn biến lãi suất. Nhiều tổ chức quốc tế cũng như giới nghiên cứu nhận định, mức tăng giá trên thị trường thế giới sẽ ổn định và gia tăng chút ít trong năm 2010. Theo tính toán sơ bộ của Ủy ban, mặt bằng giá thế giới sẽ không có đột biến và không gây sức ép về lạm phát do chi phí đẩy, nhưng sẽ tăng khoảng 6-8%. Ở trong nước, giá cả một số mặt hàng chủ chốt được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, ví dụ than, điện, nước. Giá dầu mỏ trên thế giới cũng phục hồi đáng kể, có tác động đến chi phí sản xuất trong nước. Ngoài ra, các yếu tố khác như điều chỉnh lương trong nước, tác động đến mặt bằng giá cả. Do vậy, Ủy ban thấy rằng, CPI năm 2010 sẽ chịu sức ép lớn hơn năm 2009 và nếu kiểm soát được CPI cao hơn 1-1,5% so với năm 2009 đã là một thành công lớn. Vì thế, việc điều hành của Chính phủ cũng cần có những thay đổi trong năm 2010: Thứ nhất, tiếp tục nâng cao đầu tư công, bởi FDI hiện vẫn ở mức thấp và đầu tư tư nhân còn hạn chế. Nhưng mức độ nên giảm so với năm 2009. Thứ hai, chính sách tiền tệ cần được nới lỏng một cách phù hợp, theo hướng giảm bớt so với năm 2009, nhưng vẫn duy trì được mặt bằng lãi suất hợp lý. Ủy ban Kinh tế cho rằng, nên bỏ hỗ trợ lãi suất đối với vốn lưu động. Có thể tiếp tục duy trì hỗ trợ vốn trung và dài hạn để DN đầu tư cho các dự án và đổi mới công nghệ, cơ cấu sản xuất, hỗ trợ cho nông dân, nông thôn. Cầu tín dụng đang tăng rất cao và tới đây điều quan trọng là làm sao có đủ vốn cho DN vay. Trong 9 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng tăng khoảng 28% nhưng riêng dư nợ bằng tiền đồng đã tăng 35% và có khả năng đến cuối năm sẽ lên mức gần 40%. Nếu năm 2010 tiếp tục tăng dư nơ tín dụng bằng tiền đồng như vậy sẽ khó tránh khỏi gây mất ổn định về tiền tệ và gây sức ép lạm phát. Hiện một số ngân hàng đã phải hạn chế cho vay và DN phải chấp nhận lãi suất cao để vay được vốn. Một chỉ báo cho thấy tình trạng DN rất cần vốn là hiện đã có một số DN phát hành trái phiếu DN với lãi suất 11-12%, khác hẳn so với các năm trước. Điều này cũng cho thấy phần lớn các DN hiện nay và trong năm tới cần vốn vay hơn là cần hỗ trợ lãi suất.Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn: Hai giải pháp cho 2010
( Tác giả: Nguyễn Đình Bích // Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com