Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao mô hình quy hoạch triệu đô vẫn xếp kho?

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Bích Thuận,  Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, do Thủ tướng chưa phê duyệt nên mô hình quy hoạch Thủ đô không trưng bày dịp Đại lễ.

Đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ được thể hiện bằng mô hình trưng bày, sau khi Thủ tướng phê duyệt. 	Ảnh: T.Đảng
Đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ được thể hiện bằng mô hình trưng bày, sau khi Thủ tướng phê duyệt. Ảnh: T.Đảng.

Theo bà Thuận, dịp Đại lễ, Viện Quy hoạch Đô thị có kế hoạch nhập toàn bộ khối mô hình quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 để phục vụ đông đảo người dân Thủ đô và cả nước. Tuy nhiên, do còn một số chi tiết trong đồ án quy hoạch cần được trao đổi thêm trước khi trình Thủ tướng nên Viện Quy hoạch Đô thị tạm lùi thời gian trưng bày. “Toàn bộ khối mô hình sẽ được trưng bày tại Cung Triển lãm quốc gia để phục vụ người dân khi đồ án được Thủ tướng phê duyệt”, bà Thuận cho hay.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng, Viện Quy hoạch Đô thị đã nhập mô hình quá sớm khi đồ án chưa có sự thống nhất cao và đặc biệt là Thủ tướng chưa phê duyệt. “Đi trước là cần thiết, nhưng đôi khi đi trước quá sớm và sắp đặt mọi chuyện vào thế đã rồi thì cũng không nên”, ông Nghiêm nói.

Theo ông Nghiêm, việc nhập quá sớm sẽ khiến mô hình sai lệch nhiều chi tiết so với khi được điều chỉnh lại và Thủ tướng phê duyệt. “Vẫn có thể điều chỉnh được nhưng đó là những chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, rất khó điều chỉnh chi tiết lớn như: quy hoạch lại một khu đô thị, một trung tâm công nghệ, hoặc bỏ, rút ngắn trục Hồ Tây – Ba Vì... Ngoài vấn đề kinh phí, nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, độ chính xác của mô hình”.

Về việc trưng bày mô hình, ông Nghiêm cho rằng, không chỉ người dân mà giới kiến trúc sư, xây dựng… cũng đang rất quan tâm mô hình này. Vì thực tế, quy hoạch Thủ đô Hà Nội lâu nay chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ bản vẽ. Để hiểu cụ thể, chi tiết đồ án, mọi người cần xem bằng mô hình, như các nước trên thế giới vẫn thường làm.

“Bản vẽ dù có chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì cũng không thể bằng mô hình. Một mô hình hoàn thiện sẽ giúp người dân hình dung Thủ đô sắp tới sẽ phát triển như thế nào, gồm có trung tâm, vùng kinh tế hay trục giao thông trọng điểm ra sao... Từ đó mới có thể định hướng quá trình xây dựng và phát triển cụ thể”, ông Nghiêm nói.

(Theo Trọng Đảng // Tienphong Online)

  • Việt Nam có thể sản xuất được hơn 50 % tân dược thiết yếu
  • Phải xem lại công nghệ thải bùn đỏ
  • Tăng trưởng GDP của Hà Nội được dự đoán đứng đầu thế giới
  • Các năm 2013 - 2014 có thể thiếu điện nghiêm trọng
  • 2006 - 2010: Tăng trưởng GDP có thể không đạt mục tiêu
  • Điều tra tài nguyên, môi trường biển để lập quy hoạch phát triển
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Nền kinh tế mơ hồ và khó nắm bắt
  • “Tăng trưởng để làm gì khi CPI tăng đến 7%?”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi