Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Liệu có vỡ kế hoạch bội chi ngân sách?

Sau 9 tháng, bội chi ngân sách đã 138 ngàn tỷ, "hoàn thành" 98% kế hoạch cả năm 2012. Cùng với thu ngân sách khó khăn do nhiều yếu tố thì kế hoạch bội chi ngân sách đang rất mong manh.

Số liệu 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy bức tranh kinh tế kém sáng sủa. Một số chỉ tiêu kinh tế chính như tăng trưởng, lạm phát đều xấu hơn dự đoán.

Nguồn thu eo hẹp

Các năm qua nhiệm vụ thu ngân sách luôn được hoàn thành xuất sắc. Từ năm 2008-2011 thu ngân sách thực tế thường vượt từ 13 – 30% so với kế hoạch dự toán từ đầu năm.

Số liệu 2008-2010 của MOF, GSO

*Số liệu 2011 là dự kiến của GSO

Tuy nhiên việc triển khai thu ngân sách 2012 khó khăn hơn rất nhiều. Tính đến 15/08 theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách từ đầu năm ước tính đạt 418,5 ngàn tỷ đồng bằng 56,5 dự toán năm 2012. Trong đó thu nội địa 268,6 nghìn tỷ đồng, bằng 54,3% kế hoạch dự toán.

Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 90 nghìn tỷ đồng, bằng 57,9% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 49,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 55 nghìn tỷ đồng, bằng 49,5% dự toán.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng thu NSNN ước đạt 468,55 nghìn tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ tài chính thì đây là tiến độ thu ngân sách thấp nhất trong những năm gần đây.

Nguyên nhân do một số sắc thuế, khoản thu quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT được hoãn, giãn thời gian nộp. Hơn nữa tình hình kinh doanh khó khăn nên các khoản thu nội địa ngoài Nhà nước sụt giảm mạnh nhất là thu từ kinh doanh bất động sản.

Nguy cơ vỡ kế hoạch bội chi

Kế hoạch dự toán bội chi 2012 được Bộ tài chính thông báo là 140 ngàn tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP. Sau 8 tháng, chi ngân sách ước tình 534 ngàn tỷ đồng.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ cho biết lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng thu NSNN ước đạt 468,55 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3% dự toán.Tổng chi NSNN ước đạt 606,35 nghìn tỷ đồng, bằng 67,1% dự toán. Bội chi ngân sách là 138 ngàn tỷ đồng, "hoàn thành" 98% kế hoạch bội chi.

Chỉ tiêu bội chi ngân sách có nguy cơ bị phá vỡ. Nếu bội chi ngân sách lớn thì tạo ra nguy cơ gây bất ổn vĩ mô trong tương lai.

Việc thu chi ngân sách khó khăn không chỉ làm hỏng cân đối vĩ mô lớn mà còn gây tác động trực tiếp tới mục tiêu ngắn hạn trước mắt.

Tại phiên họp thường kỳ chính phủ ngày 03/07, Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết sẽ giải ngân 22 ngàn tỷ/tháng trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên tháng 7 vốn đầu tư ngân sách chỉ đạt 19.144 tỷ, tháng 8 là 19.576 tỷ đồng.

Như vậy mục tiêu kích thích tổng cầu thông qua đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ đã không đạt. Kết quả là tăng trưởng kinh tế quý III/2012 là 5,35% thấp hơn dự báo 5,5-5,6% trước đó và tăng trưởng 9 tháng chỉ đạt 4,73%.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm trên 5% như kết luận của Thủ tướng tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2012 thì 3 tháng cuối năm cần nỗ lực rất lớn của tất cả các Bộ ngành, địa phương trong cân đối thu chi để giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả.

Nếu đẩy mạnh giải ngân như kế hoạch đặt ra từ tháng 6 (bao gồm 98 ngàn tỷ vốn đầu tư phát triển và 34 ngàn tỷ vốn TPCP) thì nguy cơ lạm phát là rất cao. Bởi lẽ dù 2 tháng vừa qua vốn giải ngân thấp hơn kế hoạch nhưng CPI tháng 8 đã là 0,63% và sang tháng 9 là 2,2%.

Thanh Hải

Theo TTVN

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi