Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Niềm tin tiêu dùng xuống thấp nhất kể từ 2010

Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam trong quí 1/2012 hạ xuống mức thấp nhất kể từ quí 3/2010 do lo ngại về tình hình kinh tế khó khăn, theo báo cáo công bố hôm 3-5 của Nielsen.

Theo báo cáo, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam giảm 5 điểm so với quí trước, xuống mốc 94 điểm trong quí 1/2012. Khảo sát của Nielsen còn cho thấy cứ mỗi 4 người tiêu dùng được hỏi thì có đến 3 người (73%) cho rằng hiện tại không phải là thời điểm thích hợp để mua sắm.

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ thái độ bi quan khi có tới 61% người được hỏi cho rằng Việt Nam đang gặp khủng hoảng kinh tế, giảm từ 66% trong quí trước và không thay đổi so với cùng kỳ 2011. 68% cho rằng Việt Nam sẽ khó thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong 12 tháng tới, tăng 3% so với quí 4/2011.

Ngoài ra, 53% người trả lời trực tuyến tại Việt Nam cho rằng triển vọng nghề nghiệp trong năm 2012 sẽ xuất sắc/tốt, giảm nhẹ từ 58% trong quí 4/2011 và từ 60% cùng kỳ năm trước. Chỉ  49% người tiêu dùng Việt Nam tự tin vào tình hình tài chính cá nhân sẽ xuất sắc/tốt trong năm nay, giảm 5 điểm so với quý trước và 7 điểm cùng kỳ năm 2011.

Niềm tin tiêu dùng giảm khiến tiết kiệm trở thành lựa chọn hàng đầu của 69% người tiêu dùng Việt Nam, tăng 4% so với quí trước. Số lượng người đã thay đổi thói quen mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt vẫn giữ nguyên ở mức 84%, chủ yếu vào các khoản mua sắm quần áo mới (65%), ga và điện (65%), giải trí ở ngoài (61%), thay thế các vật dụng chủ yếu trong nhà (52%) và nâng cấp hàng điện tử (48%).

Nội dung trên là một phần trong khảo sát toàn cầu về niềm tin người tiêu dùng và dự định mua sắm được thực hiện từ ngày 10 tới ngày 27-2-2012, được tiến hành trên hơn 28.000 người tiêu dùng của 56 quốc gia trên khắp châu Á  Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latin, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ.

Mẫu được chọn theo nhóm tuổi, giới tính cho mỗi quốc gia dựa trên những người sử dụng Internet và gán trọng số để  đại diện cho tổng thể người sử dụng có sai số tối đa là ±0,6%. Khảo sát của Nielsen dựa trên hành vi của đáp viên truy cập online. Tỷ lệ sử dụng internet thay đổi theo từng quốc gia. Nielsen sử dụng tiêu chuẩn báo cáo tối thiểu 60% tỷ lệ sử dụng internet hoặc 10 triệu dân sử dụng online để đưa vào cuộc khảo sát năm.

Khảo sát trực tuyến toàn cầu của Nielsen bao gồm khảo sát niềm tin của người tiêu dùng trực tuyến toàn cầu  được bắt đầu thực hiện từ năm 2005.

Các quan ngại chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam

Quí 1/2012Quí 4/2011
Công việc đảm bảo (17%)Nền kinh tế (15%)
Nền kinh tế (15%)Giá lương thực tăng (13%)
Giá lương thực tăng (14%)Cân bằng cuộc sống/công việc (13%)
Chi phí điện, ga, chất đốt, khác tăng (10%)Sức khỏe (11%)
Sức khỏe (10%)Chi phí điện, ga, chất đốt, khác tăng  (10%)

Tác giả: T.Thu // Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn

  • Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông
  • Vốn FDI gây ấn tượng tuần cuối tháng 4
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Bộ Chính trị đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8 - 9%
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
  • Tái cơ cấu: E ngại với 'tuần tự tiệm tiến'
  • Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR
  • Ôtô và ATM... Thời của phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi