Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

 Việt Nam đang trên đường hướng tới hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ gồm xóa bỏ tình trạng nghèo đói ; phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng nam nữ; giảm tử vong trẻ em; tăng cường sức khỏe bà mẹ; sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm khác…

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về thực hiện MDG.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Việt Nam.

Tại hội thảo tham vấn về dự thảo Báo cáo MDG 2010 lần thứ nhất diễn ra ngày 8/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, báo cáo được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đã đi qua 2/3 chặng đường thực hiện các MDG.

Việc thực hiện MDG gắn chặt với quá trình thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 và 2006-2010.

Trong 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000-2010 đạt 7,2% và mặc dù có giảm đi vào năm 2009 do khủng hoảng tài chính thế giới những vẫn còn ở mức gần 6%.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến GDP của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt khoảng 106 tỷ USD, gấp 3,4 lần năm 2000 và GDP bình quân đầu người năm đạt khoảng 1.200 USD, gấp 3 lần năm 2000.

Việt Nam đang chuyển dần vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Việt Nam đang trên đường hướng tới hoàn thành các Mục tiêu thiên niên kỷ gồm xóa bỏ tình trạng nghèo đói ; phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng nam nữ; giảm tử vong trẻ em; tăng cường sức khỏe bà mẹ; sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm khác… Nhưng những mục tiêu như phòng chống HIV/AIDS hay đảm bảo bền vững về môi trường thì Việt Nam cần phải nỗ lực vượt bậc mới có thể đạt được.

Tuy đạt được nhiều thành quả, nhưng theo các đại biểu, việc thực hiện các MDG của Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức.

Cụ thể là tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao ở một số địa bàn, đặc biệt là vùng Tây Bắc và nhóm dân tộc thiểu số. Cho tới năm 2008, hơn 50% người dân tộc thiểu số là người nghèo và chiếm 50% số người nghèo của Việt Nam.

Dù hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nhưng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục nhiều vùng còn thấp. So với các quốc gia có cùng mức độ phát triển, Việt Nam có chỉ số về bình đẳng giới cao, nhưng ở những vùng nông thôn miền núi, nhiều nơi vẫn có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nạn bạo hành gia đình vẫn tồn tại.

Về môi trường, biến đổi khí hậu đang có xu hướng tác động mạnh đến kinh tế và đời sống nhân dân. Một số nơi công tác môi trường còn yếu kém, tài nguyên sử dụng chưa hiệu quả.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Cải cách TTHC: Lợi ích xã hội là ưu tiên hàng đầu
  • Việt Nam đã vượt khủng hoảng kinh tế thế giới thành công
  • Vốn cho ngành năng lượng: Cần minh bạch giá
  • Tổng cục Thống kê: 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Chuyển đổi DN Nhà nước: Không làm kiểu "bình mới rượu cũ"
  • Vào năm 2020: 80% tỉnh, thành phố có cơ sở y học hạt nhân
  • Nhận diện 4 khó khăn của sản xuất
  • Làm gì để tăng năng suất lao động ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi