Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giữ lạm phát ở mức một con số Mục tiêu đã trong tầm tay

Mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm 2010 ở mức một con số đang dần trở thành hiện thực. 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 5,08% so với tháng 12-2009. Nhiều chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế CPI cả năm ở mức 8% đã trong tầm tay.

Những tín hiệu khả quan
 

Sẽ không có tình trạng sốt giá do thiếu hàng hóa trong những tháng cuối năm. Ảnh: N. Ý

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8 tăng 0,23%. Như vậy, sau 8 tháng, CPI chỉ tăng 5,08%. Nhận xét về tốc độ tăng CPI trong 8 tháng qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu trong 4 tháng cuối năm, CPI tăng bình quân 0,7%/tháng thì cả năm 2010, CPI chỉ tăng dưới 8%, đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức một con số như Quốc hội đã đề ra, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu kép bảo đảm tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tốc độ tăng giá có xu hướng giảm dần. Trên thực tế, tháng 1 - CPI tăng 1,36%, tháng 2: 1,96%, tháng 3: 0,75% và đến tháng 8 chỉ 0,23%. Mức tăng như vậy có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tốc độ tăng của một số địa phương lại khá cao, cần được đánh giá đúng để có biện pháp bình ổn phù hợp. Thực tế, tốc độ tăng tại Vĩnh Long là 3,42%; Long An: 0,89%; Hà Nam: 0,54%; Thái Bình: 0,48%... Trong 8 tháng qua, tốc độ tăng giá của một số lĩnh vực như lương thực, giáo dục có nhiều điểm bất hợp lý, cần được chú ý đúng mức trong điều hành.

Bên cạnh đó, dù tốc độ tăng CPI không cao nhưng vẫn có nhiều áp lực gây sức ép tăng giá do một số mặt hàng trên thị trường thế giới như: gạo, đường, phân bón, phôi thép, thức ăn chăn nuôi, bột giấy… tăng, tác động vào giá thị trường trong nước. Trong dịp này, học sinh cả nước bước vào năm học mới, nhu cầu đồ dùng học tập tăng cao đã khiến giá một số mặt hàng lên cao. Một số địa phương cũng đã tăng học phí khiến chỉ số giá của nhóm hàng giáo dục tăng 1,29%. Đặc biệt, việc các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu, sữa, vật liệu xây dựng… cũng khiến CPI tăng nhẹ.

Nhiều giải pháp chống khan hàng, sốt giá

Theo quy luật, trong những tháng cuối năm có nhiều yếu tố tác động gây sức ép, đẩy mặt bằng giá tăng. Theo các chuyên gia, mặc dù giá nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới khó biến động mạnh, nhưng vẫn có thể xảy ra những đợt điều chỉnh gây ảnh hưởng tới giá hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phục vụ lễ hội, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tác động của việc điều chỉnh tỷ giá và khả năng thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ gây áp lực tăng giá.

Để đạt mục tiêu kiềm chế chỉ số CPI cả năm tăng khoảng 7%, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá trong những tháng cuối năm. Cơ quan quản lý giá sẽ tổ chức dự báo sát nhu cầu để triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh bảo đảm đủ lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây sốt giá. Bộ sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thị trường... nhằm dự trữ hàng hóa kịp thời. Đối với một số hàng hóa, vật tư Nhà nước còn định giá như: điện, than, khí bán cho điện, nước sạch sinh hoạt; cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp... sẽ tiếp tục giữ ổn định giá và áp dụng kịp thời biện pháp bình ổn giá khi thị trường có những biến động bất thường. Công tác đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá sẽ được rà soát, thực hiện nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp lệnh giá.
 
Phạt nặng hành vi đầu cơ, tăng giá

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về xử phạt trong lĩnh vực giá. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng với hành vi bán hàng, thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết; phạt từ 15 đến 20 triệu đồng nếu không kê khai giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; phạt 20 đến 30 triệu đồng nếu không đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ... Hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua gom: xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt tới 35 triệu đồng. Trường hợp tăng giá bán hàng, phí dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước cá nhân có thể bị phạt 15 đến 20 triệu đồng...

(Theo Hương Ly  // Hanoimoi Online)

  • Nghị định nào áp dụng cho các dự án trồng rừng?
  • Đến 2012, hoàn thành hệ thống kho chứa lương thực tại ĐBSCL
  • Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ
  • TPHCM tái cấu trúc kinh tế: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tăng tính cạnh tranh
  • Đấu thầu qua mạng: Minh bạch hóa mua sắm công
  • Khoảng doãng
  • "Gác giữ màu xanh" cho vườn quốc gia Phước Bình
  • Kinh tế Việt Nam về đích cần vượt 3 chướng ngại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi