Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam xếp hạng cao về mức độ lạc quan

Trong bảng xếp hạng toàn cầu về triển vọng phát triển kinh tế được công bố ngày 5/1, Tập đoàn Quốc tế Grant Thornton đánh giá Việt Nam đứng thứ 7 về mức độ lạc quan trong 12 tháng tới trong tổng số 36 nền kinh tế được khảo sát.
 
Qua khảo sát hơn 7.000 doanh nghiệp tư nhân tại 36 nền kinh tế, Báo cáo Kinh doanh Quốc tế (IBR) 2009 của Grant Thornton cho rằng nhu cầu tiêu dùng đang giảm sút là mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân.
 
Theo Grant Thornton, trong khi các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) rơi vào khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ kinh tế cao trong năm 2008 (6,23%), mặc dù đã giảm đáng kể so với năm trước đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 
Chính sự sụt giảm này đã khiến cho tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam giảm từ 87% năm 2008 xuống còn 32% trong năm 2009. Tuy nhiên, Grant Thornton cho rằng đây là tình hình chung của các nước, và Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia có tín hiệu tích cực nhất.
 
Theo ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành của Grant Thornton Vietnam, tầm nhìn vĩ mô về kinh tế thế giới đã giải thích cho sự suy giảm các tín hiệu lạc quan, nhưng các doanh nghiệp tư nhân ở các nước có nền kinh tế đang lên trong khi đối phó với cơn suy thoái nghiêm trọng vài dai dẳng vẫn tin rằng quy mô nhỏ gọn của họ sẽ mang lại những cơ hội thực sự.
 
Đây là năm thứ hai Grant Thornton khảo sát các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho báo cáo IBR. Trong Báo cáo IBR 2008, Việt Nam xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Philippines về mức độ lạc quan.
 
Grant Thornton Quốc tế là một tập đoàn tư vấn kế toán và tư vấn doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Công ty con của Grant Thornton hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 với các văn phòng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.

(Theo Vietnam+)

  • Khủng hoảng tài chính thế giới và những vấn đề của kinh tế Việt Nam
  • 2009 - mừng hay lo?
  • Phát huy lợi thế của Đà Nẵng trên Hành lang kinh tế Đông-Tây
  • Quyền lực mềm
  • Việt Nam đối phó thành công khủng hoảng kinh tế trong nước
  • Giải pháp bảo đảm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững
  • Tỉnh táo trước khó khăn khăn
  • Đòi hỏi tái cơ cấu cả vĩ mô và vi mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi