Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2009 - mừng hay lo?

Những dự báo bi quan cho rằng số người thất nghiệp năm 2009 lên đến hàng triệu người.

Nguy cơ mất việc quá cao với người lao động thời kinh tế suy giảm  Ảnh: Hà Phan

Đến nay, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐTB &XH) vẫn chưa có con số lao động thất nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, tại những nơi tập trung đông lao động như thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai… có khá nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang cắt giảm số lao động.

Đến cuối tuần qua, tại TPHCM có hơn 7.000 lao động tại các doanh nghiệp và gần 4.000 lao động trong các khu Chế xuất - khu Công nghiệp (KCX-KCN) bị mất việc.

Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB & XH TP HCM cho biết mới có gần 500/2.000 DN mà Sở yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng lao động trong năm 2008 hồi đáp nên con số thất nghiệp có thể cao hơn.

Tuy nhiên, vào Tết Nguyên đán, nhiều công ty tại các KCN- KCX tại TPHCM và các tỉnh lân cận ra thông báo công nhân về nghỉ Tết có thể nghỉ luôn chờ việc!

TS Kinh tế Nguyễn Quang Hưng nói: “Khi GDP giảm hai phần trăm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1 %. Phải đến sau Tết Nguyên đán con số thất nghiệp mới lộ rõ”.

Ông Hưng khuyến cáo nên chú ý phải giải quyết việc làm trong năm 2009 cho 1,7 triệu người đến tuổi lao động. Dự báo các ngành may mặc, giày da, chế biến đồ gỗ… sẽ có số lượng thất nghiệp nhiều nhất.

Theo Sở LĐ-TB & XH TPHCM, các ngành trên tập hợp nhiều DN vừa và nhỏ, phụ thuộc vào các đơn hàng xuất khẩu, có nhiều lao động giản đơn, khó xoay trở và chuyển đổi sản xuất, khả năng tài chính dự phòng yếu… nên nguy cơ thất nghiệp cao.

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM cho biết, đã có 31 DN đã giải thể, ngừng sản xuất trong năm 2008 thì dệt may chiếm 65% và da giày chiếm 22%.

Ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TPHCM lo ngại:

“Nếu sức mua trên thế giới tiếp tục giảm, DN trong ngành khó cầm cự nổi, phải cắt giảm hàng loạt lao động và tình hình sẽ rất xấu vào quí 2/2009 vì lợi nhuận ngành may chỉ có thể giữ khối lượng lớn công nhân tính trên đơn vị ngày, chứ không phải tháng. Khi quỹ dự phòng cạn dần, chỉ cần số lượng đơn hàng giảm 20% sẽ khoảng 400 nghìn lao động trong ngành may cả nước thất nghiệp”.

Bà Đoàn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Quản lý Lao động thuộc Ban Quản lý các KCX - KCN TPHCM (Hepza) cho hay, có hơn 20 DN sản xuất thiết bị điện tử, chế biến gỗ, dệt may... trong các KCN-KCX tại TP HCM  cho gần 2.500 công nhân nghỉ việc trong tháng 12/2009. 

Tuy nhiên, nhiều “người trong cuộc” đã trấn an. Ông Lê Quốc Ân, chủ tịch HĐQT Tổng Cty dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng tình hình hiện nay chưa đến mức nghiêm trọng vì vẫn còn nhiều DN đang thiếu lao động cần tuyển dụng thêm.

Ông Ân còn phân tích thêm: “Nếu căn cứ vào tình hình sụt giảm hàng xuất khẩu thì  lẽ ra số lao động nghỉ việc trong ngành may mặc của cả nước phải trên 100.000 người. Nhưng thực tế, số lao động mất việc trong năm 2008 chỉ vào khoảng 10.000 người”.

Còn Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Nguyễn Huy Cận thì chứng minh bằng con số TPHCM có khoảng 8.600 lao động bị cắt giảm việc làm nhưng có 6.500 lao động tìm lại việc làm. 

Tại TP HCM có DN không còn khả năng trả lương công nhân, chủ DN bỏ trốn như Công ty TNHH một thành viên Công nghệ may mặc Việt Nam (Q.Thủ Đức),Công ty TNHH Quang Sung Vina (Q.Gò Vấp), Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industries (Q. 8)…

(Theo báo Tiền phong)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009

  • Việt Nam xếp hạng cao về mức độ lạc quan
  • Khủng hoảng tài chính thế giới và những vấn đề của kinh tế Việt Nam
  • Phát huy lợi thế của Đà Nẵng trên Hành lang kinh tế Đông-Tây
  • Quyền lực mềm
  • Việt Nam đối phó thành công khủng hoảng kinh tế trong nước
  • Giải pháp bảo đảm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững
  • Tỉnh táo trước khó khăn khăn
  • Đòi hỏi tái cơ cấu cả vĩ mô và vi mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi