Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt-Nga: Nền tảng và hấp lực mới

Bên cạnh di sản tình hữu nghị Việt-Xô "một thời chiến tranh, một thời hòa bình", sự tương thích với vị thế mỗi nước trong vận động địa-chính trị của khu vực/toàn cầu đã kiến tạo nên nền tảng và hấp lực mới cho quan hệ song phương.

 Trong bang giao quốc tế hiện đại, nếu hai nước coi nhau là "đối tác chiến lược" và quan hệ "có thể tiên liệu được" thì đó là những đối tác chiến lược đặc biệt. Mới đây, một số lãnh đạo Nga đã tuyên bố như thế và đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ động nâng cấp quan hệ Nga-Việt lên hàng "top năm" sau bốn nước m trong nhóm BRICS (Bresil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Với việc thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố chính thức dành cho Việt Nam những chương trình hợp tác mà nước Nga hầu như chưa cho phép đối tác nước ngoài nào tham gia, thì quan hệ đối tác chiến lược "đặc biệt" Việt-Nga thực sự bao hàm những chất lượng mới, mang tính bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ với LB Nga, đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam, bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn mà LB Nga đã đạt được trong công cuộc hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bày tỏ tin tưởng LB Nga sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, nâng cao vị thế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Tổng Bí thư bày tỏ hài lòng trước bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ giữa Ðảng CS Việt Nam và Ðảng "Nước Nga thống nhất"; mong muốn hai Ðảng không ngừng thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực theo đúng tinh thần của thỏa thuận hợp tác đã ký, góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và LB Nga.

Vị thế địa-chính trị mới

Với tư cách vừa là chủ tịch đảng "Nước Nga thống nhất", vừa thủ tướng Liên bang Nga, trong các hội kiến với lãnh đạo Việt Nam cũng như trong hội đàm với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Dmitry Medvedev hơn một lần khẳng định vị thế mới về địa-chính trị của Liên bang Nga và của Việt Nam ở khu vực cũng như trên trường quốc tế. Trước khi sang Hà Nội, thủ tướng Medvedev đã tuyên bố công khai về những chủ đề đàm phán và triển vọng sắp tới trong hợp tác song phương Nga-Việt. Ồng cho biết hai bên sẽ thương lượng về nhiều dự án lớn, trong đó có sự hợp tác ngành năng lượng nguyên tử và trong lĩnh vực dầu khí.

Thủ tướng Medvedev khẳng định Việt Nam là đối tác chiến lược có tư cách đặc biệt khi tham gia cùng khai thác khu mỏ Yamal-Nenets (Siberia) của Nga. Ông nói rõ thêm: "Chúng tôi hầu như không cho đối tác nước ngoài nào làm việc chung trong lĩnh vực này. Nhưng Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, vì tính chất đặc biệt trong mối quan hệ của chúng ta và vì những triển vọng mà chúng tôi nhìn thấy khi phát triển sự hợp tác thân thiện với Việt Nam". Như vậy là ngoài di sản vĩ đại của quan hệ Việt-Xô "một thời chiến tranh, một thời hòa bình", sự tương thích với vị thế mới trong vận động địa-chính trị của mỗi nước đã kiến tạo nên nền tảng và hấp lực mới cho quan hệ song phương.

Xét về cơ bản, Liên bang Nga hợp tác với CHXHCN Việt Nam nhằm tận dụng những ưu thế cực lớn của hai nước trên Biển Đông. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện Nga thực sự mới ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai các lợi ích của mình ở Đông Nam Á nói riêng và trên tầm toàn cầu nói chung. Việc Nga đang có nhiều lợi ích chung với Trung Quốc cũng khiến Nga không thể hiện thái độ được nhiều trên Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Putin và việc Nga đã thành lập bộ Phát triển Viễn Đông thì rõ ràng Moscow sẽ tiếp tục chú trọng phát triển chính sách hướng Đông. Và để chính sách này tiến hành tốt thì Nga phải cần một môi trường ổn định cả trong nước lẫn quốc

Trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình VTV và Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam", Thủ tướng Medvedev nói một trong những mục đích của chuyến thăm Việt Nam lần này là nhằm thúc đẩy khối lượng thương mại Nga-Việt, với mục tiêu đến năm 2015 đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 7 tỷ USD. Nga sẵn sàng mở rộng qui mô và khối lượng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự và tiếp tục đào tạo chuyên gia cho Việt Nam. Ông Medvedev còn nói thêm rằng Nga dự định tiếp tục đào tạo chuyên gia cho Việt Nam, kể cả các sĩ quan quân đội nếu phía Việt Nam mong muốn. Công tác này sẽ thắt chặt quan hệ hữu nghị và giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện quốc phòng Australia vừa qua đã có bài viết với tiêu đề "Sự lớn mạnh của Việt Nam trong khu vực gắn liền với đổi mới quan hệ với Nga". Bài phân tích của giáo sư Thayer đã chỉ rõ 4 điểm nổi bật trong mối quan hệ Việt - Nga là: hợp tác dầu khí, hợp tác năng lượng thủy điện/điện hạt nhân, hợp tác thiết bị/công nghệ quân sự và hợp tác thương mại đầu tư. Trong bốn lĩnh vực này, nổi bật nhất là hợp tác giữa hai nước về năng lượng và quân sự. Việt Nam và Nga đã thành lập liên doanh dầu khí (Vietsopetro) vào năm 1981, liên doanh này đã hoạt động khá hiệu quả trên vùng thềm lục địa của Việt Nam. Liên doanh này đã được gia hạn thêm đến năm 2030, đồng thời chính phủ Việt Nam cũng nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho các liên doanh khác hoạt động như Rusvietpetro, Gazpromviet và Vietgazprom trong việc mở rộng thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt.

Nga với Biển Đông

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Nga mùa hè vừa qua (26 - 30.7) đã cùng với lãnh đạo nước Nga nâng cấp quan hệ "đối tác chiến lược" giữa hai nước lên thành quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện". Lãnh đạo hai nước đã tiến hành các cuộc đàm phán cấp cao tại thành phố nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen. Đây là nơi mà Nga luôn dành để đón tiếp lãnh đạo của các cường quốc hoặc những quốc gia có quan hệ thân thiết và tin cậy. Và cũng trong chuyến thăm Nga của ngoại trưởng Việt Nam vào thời gian trên, ngoại trưởng Sergey Lavrov đã công khai ủng hộ Việt Nam bằng cách kêu gọi nhanh chóng xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc đối với các bên về tranh chấp trên Biển Đông (COC). Hai ngoại trưởng Việt Nam và Nga lúc bấy giờ đều đã khẳng định, mọi tranh chấp trên Biển Đông phải được xử lý theo luật pháp quốc tế, nhất là theo Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Nhân dịp này, tờ "Thời báo Hoàn cầu"  tại Trung Quốc đã có bài phân tích mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga, đồng thời nêu câu hỏi: Tại sao Nga-Việt tìm kiếm mối quan hệ thân thiết hơn vào lúc này? Phải chăng Nga muốn có chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Á nên đã giúp Việt Nam tự tin hơn trong các mối quan hệ ở khu vực? Tờ báo này nhận định, hỗ trợ quân sự của Nga sẽ giúp cho năng lực quốc phòng của Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể. Bài báo cũng cho biết tuyên bố chung được đưa ra trong chuyến thăm Nga của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu rõ, các tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình mà không cần sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

Một tờ báo mạng có uy tín khác ở Nga cũng đã phân tích những căng thẳng đã/đang xảy ra trên Biển Đông, kèm theo lời "cảnh báo" rằng, trong trường hợp Trung Quốc lấn lướt quá, nước này sẽ gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả từ Nga và Hoa Kỳ. Qua đó, có thể thấy một mặt, Nga và Trung Quốc hiện vẫn đang là hai đối tác quan trọng của nhau và có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều hồ sơ quốc tế, đặc biệt là trong vấn đề Syria và Iran, nhưng mặt khác, Moscow lại đang nhìn nhận sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương với một thái độ nghi ngại và sự lo sợ cho vị thế của mình. Vì vậy, việc Biển Đông dậy sóng rõ ràng là không tốt cho Nga và duy trì mối quan hệ "đối tác chiến lược đặc biệt" mang tính xây dựng đối với Việt Nam tại Biển Đông sẽ là lợi thế cho cả Nga lẫn Việt Nam.

Theo thủ tướng Medvedev, những năm gần đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa hai nước Nga-Việt có nhiều bước tiến đáng kể. Kỳ này, ông đã thảo luận với ban lãnh đạo Việt Nam về triển vọng cung cấp khí hóa lỏng tự nhiên từ các xí nghiệp miền Đông Siberia và Viễn Đông. Ông cho biết thêm bên cạnh năng lượng, những lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa hai nước là chế tạo máy và hợp tác kỹ thuật-quân sự. Mới đây, trong một phát biểu tại dinh Novo Ogarevo, tổng thống Putin đã cụ thể hóa khái niệm "nâng cấp quan hệ Nga-Việt". Theo tổng thống, đây không chỉ là quan hệ buôn bán đơn thuần, mà còn là hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất và chế tạo, thành lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành các loại vũ khí, thiết bị quân sự, hợp tác với nhau trong việc xuất khẩu các thiết bị này sang các nước thứ ba.

 

Tác giả: Trần Hiếu Chân
Theo Tuần Việt Nam

  • Việt Nam: Nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương
  • Tham nhũng, ai chống và chống như thế nào?
  • GS Đặng Hùng Võ: Để mô hình Đà Nẵng thắng thế
  • Thấy gì từ thu, chi và bội chi ngân sách 10 tháng?
  • Nợ công Việt Nam tương đương 55,4% GDP
  • Tập đoàn kinh tế: Kẻ ăn rươi, người chịu bão'
  • Kinh tế 10 tháng và bốn vấn đề cần xử lý
  • Kinh tế Việt Nam: Ngăn chặn đà suy thoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi