Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công Việt Nam tương đương 55,4% GDP

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công của Việt Nam. Theo đó, nợ công năm 2012 ước hơn 1.632.300 tỉ đồng (55,4% GDP). Riêng nợ nước ngoài của quốc gia là 1.289.500 tỉ đồng.
Hoàn thành ngày 30/10, báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Báo cáo cho biết đến cuối năm 2011, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỉ USD. Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn đến cuối năm 2011 là 55 dự án. Nhiều dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh gồm lĩnh vực ximăng (năm dự án) và ngành giấy (hai dự án).

Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất với 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển châu Á chiếm 8%. Chính phủ đề ra mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Cũng theo báo cáo, đến cuối năm 2011 đã có 91 dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỉ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ. Còn 71 dự án đang trả nợ với tổng số tiền khoảng 9,83 tỉ USD, các dự án điện chiếm 56,74% tổng giá trị vốn vay, dự án hàng không 17,86%, ximăng 12,09%, dầu khí 4,78%, giấy 4,11%, các dự án thuộc những lĩnh vực khác 4,42%.


Theo Tuổi trẻ, Vneconomy, Tia Sáng

  • Tập đoàn kinh tế: Kẻ ăn rươi, người chịu bão'
  • Kinh tế 10 tháng và bốn vấn đề cần xử lý
  • Kinh tế Việt Nam: Ngăn chặn đà suy thoái
  • Phía sau báo cáo môi trường kinh doanh 2013
  • Tư duy "chỉ lo phần ngọn" và nguy cơ bất ổn
  • Cạnh tranh cao, nhưng người dùng chưa được hưởng lợi
  • Báo cáo “Môi trường kinh doanh 2013”: Việt Nam nỗ lực cải cách thủ tục doanh nghiệp
  • Xếp hạng 99, Việt Nam chậm cải thiện môi trường kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi