Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN là nhân tố quan trọng trong chính sách của Ấn Độ

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đại sứ Ấn Độ Ranjit Rea nhấn mạnh Việt Nam là một trong những một nhân tố quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, trong đó đẩy mạnh quan hệ kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhất.

Tại hội thảo “Cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ” tổ chức ngày 23/12 tại Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ cho biết các nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ làm hết sức để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ, trong đó trước mắt sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam bằng việc cung cấp cho phía Việt Nam các gian hàng miễn phí tại Hội chợ Thương mại và Giao thương Ấn Độ ASEAN lần thứ nhất sẽ diễn ra vào tháng 3/2011 tại Ấn Độ.

Theo ngài Đại sứ, đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá tiềm năng về kinh doanh cũng như tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của mình sang thị trường Ấn Độ.

Thống kê của Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tính đến hết tháng 11, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 863 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Ấn Độ ngày càng đa dạng với nhiều mặt hàng hơn thay vì chỉ có những mặt hàng nông sản.

Những mặt hàng có giá trị cao của Việt Nam được xuất sang Ấn Độ bao gồm thép và sản phẩm thép, cao su, than đá, phần cứng máy tính và hàng điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hóa chất và các sản phẩm hóa chất.

Đó là bằng chứng rõ nét nhất về những tác động tích cực của Hiệp định tự do Ấn Độ-ASEAN có hiệu lực từ 2010 đối với tăng trưởng thương mại hai nước.

Trong năm tài khóa 2011-2012, Đại sứ quán Ấn Độ dự kiến sẽ triển khai tích cực các biện pháp xúc tiến thương mại như tiến hành nghiên cứu thị trường về những mặt hàng tiềm năng, mời tổ chức xúc tiến xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) sang tham dự hội chợ Quốc tế Việt Nam và tham gia Hội chợ thương mại Quốc tế Hà Nội vào tháng 10 năm tới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên ghi nhận những bước tiến đáng kể trong hợp tác thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây và đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến chính sách thương mại và đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm tổ chức ở mỗi nước, danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu mà đôi bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để khai thác thị trường Việt Nam đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu trở lại Ấn Độ, góp phần thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước.

Cũng theo Thứ trưởng Biên, Việt Nam đang chủ động đưa ra các đề xuất và phối hợp cùng phía Ấn Độ nhằm giảm tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam. Ngoài ra, việc hai nước tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực từ năm 2010 và mới đây Ấn Độ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ cũng mở rộng khung pháp lý các hoạt động trao đổi thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ./.
 
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

  • Giáo sư Michael Porter: Việt Nam cần nhắm tới tính cạnh tranh dài hạn
  • GS. Trần Văn Thọ: Việt Nam trước dòng thác công nghiệp của Trung Quốc
  • “Bức tranh” kinh tế - xã hội năm 2010
  • Quản lý nợ công: Không thể xem nhẹ yếu tố rủi ro
  • Sông Nhuệ bị lấn chiếm nghiêm trọng
  • Sự ổn định ở ngay trước mắt
  • Việt Nam không dễ có tên trên bản đồ F1 thế giới
  • Ổn định kinh tế nhờ sản phẩm công nghiệp sáng tạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi