Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

WEF: Môi trường thương mại Việt cải thiện mạnh

Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa hai lĩnh vực hải quan. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)

Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong bảng xếp hạng về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) được công bố ngày 19/5.

Bảng xếp hạng Enabling Trade Index (ETI) của WEF ghi nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia đã cải thiện thứ hạng của mình một cách mạnh mẽ nhất, tăng 18 bậc để từ hạng 89 năm 2009 lên hạng 71 trong số 125 nền kinh tế được WEF xem xét xếp hạng năm 2010.

Theo WEF, sự kiện môi trường thương mại của Việt Nam được cải thiện trong ETI phản ánh việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam đã đưa ra khi đề nghị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó hàng rào thuế quan của Việt Nam được hạ thấp, trong khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi hơn khi giao dịch với các thành viên khác của WTO.

Tuy nhiên, WEF cũng cho rằng mặc dù đạt được tiến bộ mạnh mẽ, Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa hai lĩnh vực hải quan và hạ tầng cơ sở. Những nỗ lực cải thiện hiệu năng ngành thuế trong thời gian qua đã giúp Việt Nam lên được 10 hạng trong lĩnh vực "hiệu quả của ngành hải quan," tuy nhiên, vị trí của Việt Nam vẫn rất thấp trên phương diện này.

Tương tự như vậy, thứ hạng thấp trong lĩnh vực "tính minh bạch trong quản lí cửa khẩu" cho thấy đây là phương diện cần được nhanh chóng cải thiện.

Bản chỉ số ETI 2010 của WEF còn nêu bật mối quan ngại thường xuyên của giới đầu tư nước ngoài về tính chất yếu kém của hệ thống hạ tầng cơ sở. WEF cho rằng Việt Nam cần nâng cấp ngành giao thông vận tải nếu muốn thúc đẩy thương mại.

Trong ETI 2010, dẫn đầu vẫn là Singapore và Hongkong, tiếp đó là Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sĩ, trong khi ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia xếp thứ 30, Thái Lan thứ 60 và Indonesia thứ 62./. 

(TTXVN/Vietnam+)

  • Việt Nam phấn đấu thành quốc gia mạnh từ biển
  • Giá xăng dễ lên, khó xuống
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới kinh tế và đời sống vùng dân tộc thiểu số
  • Phát triển không gian ngầm - Tiềm năng lớn chưa khai thác
  • Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển
  • Nhìn đúng về tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp
  • PGS.TS Trần Thọ Đạt: Một số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi