Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra không phải là catfish

Ông Trương Đình Hòe. - tinkinhte.com
Ông Trương Đình Hòe. Ảnh: Ngọc Hùng

Dự kiến vào cuối tháng 2-2010, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ thông qua luật Nông nghiệp 2008 để đưa ra quyết định cá tra, basa của Việt Nam có phải là cá da trơn (catfish) hay không. TBKTSG Online đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xung quanh vấn đề này.

- Xin ông vui lòng cho biết sơ lược về Luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ (hay còn gọi là đạo luật Farm bill 2008) sẽ có ảnh hưởng gì đến ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Năm 2008, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra quy định mới là Luật Nông nghiệp 2008 (Farm bill 2008) với dự kiến định nghĩa về cá da trơn (catfish) cho cả hai nhóm: Ictalurus và Pangasius (Ictalurus là loài cá da trơn có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ và Pangasius là loài cá da trơn nhập khẩu từ nước ngoài).

Theo dự kiến, cuối tháng 2 này phía Mỹ sẽ cho biết liệu cá ca tra, cá basa của Việt Nam (Panagasius) có được định nghĩa là catfish hay không.

Theo luật này, tất cả các loại cá thuộc chủng cá da trơn (catfish, theo định nghĩa của đạo luật nói trên) nhập khẩu từ nước ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến cũng như quy trình sản xuất, chế độ kiểm tra chất lượng phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Năm 2002, phía Mỹ đã yêu cầu phía Việt Nam không được sử dụng tên catfish ghi trên bao bì khi xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta đã chấp nhận cá tra, basa không phải là catfish thì nay không có lý do gì để quay lại với cụm từ trên.

- Vậy đây có phải là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không?

- Hiện tại, bản thân Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ kiểm soát các sản phẩm nông nghiệp còn Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ thì kiểm soát thủy sản. Tôi được biết, phía Mỹ đang cân nhắc chuyển việc kiểm tra an toàn thực phẩm các sản phẩm thủy sản  từ Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nhưng cho đến giờ, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu thủy sản vào Mỹ của Việt Nam chưa bị trả lại vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều đó chứng tỏ Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ làm việc rất hiệu quả. Đứng ở một bình diện khác thì đây là có thể hiểu là họ muốn hỗ trợ ngành cá tra tại Mỹ.

- Hiện tại, Hiệp hội Chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) cho rằng, mức kiểm tra 2% các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ là thấp và họ muốn nâng tỷ lệ này lên. Ông có nhận xét thế nào?

- Việc phía Mỹ muốn nâng cao tỷ lệ kiểm tra các lô hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2% lên bao nhiêu phần trăm là quyền của họ. Nếu chúng ta làm tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm thì không phải lo lắng về vấn đề này.

Thực tế, chúng ta phản đối việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa cá tra vào danh mục catfish vì lý do an toàn vệ sinh thực phẩm là không phù hợp, vì lâu nay các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa bị phía Mỹ trả lại vì lý do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đây là vấn đề không liên quan đến doanh nghiệp mà phải do cả ngành nông nghiệp phải làm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng nhưng VASEP phản đối việc đưa cá tra vào định nghĩa là catfish.

- Ông đánh thế nào về thị trường Mỹ?

- Năm 2009 chúng ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng 41.000 tấn với giá trị 134 triệu đô la Mỹ, chiếm 6,75% tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các thị trường (607.000 tấn). Như vậy, Mỹ là một thị trường nhỏ nếu xét trên tổng số lượng và giá trị các sản phẩm chế biến từ cá tra, basa xuất khẩu. Không có thị trường Mỹ, ngành xuất khẩu cá tra, basa của ta không bị ảnh hưởng nhiều bởi số lượng cũng như giá trị.

Nhưng VASEP đánh giá rất cao thị trường này vì đây là thị trường mà khi chúng ta xuất khẩu vào sẽ chứng minh với những thị trường khác rằng những sản phẩm của ta đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bán phá giá. Qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam.

- Xin cám ơn ông.  

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Hướng tới thực hiện tốt công tác đào tạo nghề
  • Điều cần làm hiện nay là tăng cường xuất khẩu
  • Còn trợ giá xăng, năng lượng xanh còn bị “vùi dập”
  • Phải xét đến tính đặc thù của từng quốc gia
  • Luật mới nhưng vẫn phải sửa!
  • 'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng
  • Lãng phí và ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện
  • Mỗi tháng một cầu Thanh Trì, làm có nổi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi