Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải xét đến tính đặc thù của từng quốc gia

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Làm thế nào để phát triển kinh tế biên mậu? Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ngoài những cơ chế chính sách, khung pháp lý hỗ trợ cho doanh nghiệp, phải tính đến tính đặc thù của mỗi quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, bên lề Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia tổ chức tại Long An vào tuần qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói như trên.

Thưa bộ trưởng, thực tế cho thấy, phát triển kinh tế biên mậu là điều cần thiết, tuy nhiên hiện nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì việc xuất khẩu tiểu ngạch. Điều này không những gây khó khăn cho những doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch mà còn không phù hợp với lợi ích lâu dài của hoạt động xuất khẩu nói chung?

- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta phải xét đến tính đặc thù trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, thực tế phát triển thương mại của các tỉnh thành, dân cư địa phương của từng nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Cư dân hai bên biên giới của Việt Nam và Campuchia đã có mối quan hệ làm ăn buôn bán lâu đời, thậm chí là họ hàng quan hệ thân tộc, phong tục tập quán nhiều nơi vẫn có những nét tương đồng.

Đương nhiên, với xu thế chung hiện nay, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo con đường chính thức là điều phải làm trong hiện tại và tương lai. Nhà nước luôn khuyến khích việc doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch phù hợp với xu hướng của thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại chính thức sẽ giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát và thống kê hàng hóa qua biên giới.

Dù vậy, chúng ta vẫn tiếp tục quan tâm và duy trì phát triển thương mại dân gian, buôn bán tiểu ngạch giữa hai quốc gia. Vấn đề ở chỗ, Nhà nước phải quản lý chặt hơn, hướng dẫn thông tin đầy đủ cho cư dân biên giới nhằm khắc phục những tiêu cực trong quá trình giao thương biên mậu.

Hàng hóa được cư dân hai bên mua bán trao đổi sẽ thúc đẩy phát triển thương mại ở biên giới. Điều này sẽ giảm thiểu những khoản đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, nói cách khác việc thúc đẩy phát triển biên mậu theo cách truyền thống cũng là cách để xã hội hóa quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Vì vậy, riêng ở thị trường Campuchia, tôi cho rằng hoạt động thương mại chính thức và hoạt động thương mại dân gian truyền thống, buôn bán tiểu ngạch qua biên giới đang bổ trợ cho nhau trong bối cảnh hiện tại.

Thực tế, trong giao thương biên mậu giữa các quốc gia với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là bạn hàng lớn nhất và cũng có tính đặc thù riêng. Nhưng phần lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường này với giá trị gia tăng thấp. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

- Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia, Lào và Trung Quốc đều mang những nét đặc thù riêng. Chúng ta vẫn quan tâm và xem xét đến việc tạo điều kiện cho thương mại biên giới hai bên phát triển. Hoạt động thương mại biên mậu giữa các quốc gia phải dần đưa vào quỹ đạo có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và bộ, ngành của hai bên. Thương mại biên giới phải hướng đến việc phát triển lành mạnh, tránh buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...

Tương tự như vậy, thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã được các bộ ngành thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp. Tôi tin rằng, việc phát triển thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thay đổi, Nhà nước và doanh nghiệp đang từng bước thực hiện mục tiêu này.

Tuy nhiên, thưa Bộ trưởng, nhiều năm qua, hàng hóa nông sản của Việt Nam vẫn bị ách tắc ở các cửa khẩu, giáp ranh Trung Quốc. Bộ đã có giải pháp gì cho vấn đề này?

- Với thực trạng này, chúng ta cần phải có những giải pháp hết sức cơ bản để giải quyết. Các bộ ngành có liên quan đã có nhiều cuộc gặp với phía Trung Quốc bàn giải pháp nhằm sớm tháo gỡ những khó khăn. Giải pháp đã được đưa ra, nhưng quan trọng là các cơ quan thực thi chính sách và cả doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc tạo thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.

Ngoài vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu cần định hướng tuyên truyền cho người sản xuất, nông dân của Việt Nam để hướng đến việc sản xuất hàng hóa đảm bảo tính thời vụ, quy mô và chất lượng. Tính chủ động phải thể hiện vấn đề quy hoạch và bảo quản trong việc phân loại hàng hóa, tránh lâm vào tình trạng được mùa rớt giá trong thời gian qua. Thực hiện tốt việc này, chúng ta sẽ giảm bớt thua thiệt cho người nông dân, nhà sản xuất.

Trong năm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp siết chặt những quy định trong lĩnh vực này, tôi tin rằng việc ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu mỗi năm sẽ không tái diễn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận trách nhiệm chủ trì công việc này.

(Theo Sơn Nghĩa // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Luật mới nhưng vẫn phải sửa!
  • 'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng
  • Lãng phí và ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện
  • Mỗi tháng một cầu Thanh Trì, làm có nổi?
  • “Quá sơ hở trong quản lý khai khoáng”
  • Lành mạnh hóa thị trường bất động sản
  • 4 xu hướng lớn của bất động sản Việt Nam
  • Luật NHNN năm 2010 đã phân định rõ thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ của Việt Nam?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi