Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật mới nhưng vẫn phải sửa!

picture
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - Ảnh: Anh Quân.

Ngành ngân hàng sắp đón hai bộ luật mới được Quốc hội thông qua vào một ngày gần đây.

Là người có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, đã có những chia sẻ với chúng tôi về nội dung hai dự luật này.

Ông Nghĩa nói:

- Đánh giá chung, cả hai dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng đã có một số tiến bộ so với luật hiện hành như: hình thức diễn đạt, cấu trúc chương, mục điều khoản khoa học hơn, nhất là Luật Các tổ chức tín dụng; các quy định đã có xu hướng tiếp thu thông lệ quốc tế (quản trị ngân hàng, quản trị các tổ chức tín dụng, minh bạch thông tin...) và có vẻ ít giấy phép con hơn.

Đó là những nỗ lực cần được ghi nhận.

Nhưng các ngân hàng thương mại nói rằng, sự tiến bộ này chỉ mang tính hình thức vì vẫn còn nhiều can thiệp hành chính. Ông có liên hệ gì giữa câu chuyện này với “giấy phép con”?

Để tạo điều kiện hoàn thành hai dự thảo luật nói trên, Chính phủ đã có Quyết định 112, đặt ra nhiều tham vọng khi xây dựng luật. Tuy nhiên, hầu như những mục tiêu đặt ra tại Quyết định 112 đều xa vời, may lắm chỉ thực hiện được 5% chứ đừng nói nhiều hơn. Ngay cả Ủy ban Giám sát tài chính
Quốc gia thành lập ra rồi nhưng cũng không biết tương lai về đâu.

Đơn cử như chuyện “giấy phép con”. Đã có một thời, xã hội rất bức bối với chuyện “giấy phép con”, nhưng trong hai dự thảo vẫn còn tồn tại nhược điểm là nhiều nội dung mang tính định hướng còn các vấn đề xử lý, đặc biệt là vấn đề liên quan đến định lượng vẫn phải chờ hướng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước.

Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng, có tới 30 điểm tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và 28 điểm luật trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể. Như thế, việc đưa luật đi vào cuộc sống sẽ gặp rất nhiều cản trở.

Vậy còn chuyện mở đường cho mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng thì sao?

Trong hai dự thảo vẫn còn quy định cứng nhắc theo lối tư duy “đánh cờ nước một”, chưa lường hết tình huống mới phát sinh, hoặc thay vì mở đường cho các ngân hàng tiến hành M&A thì lại đi đánh đố (Điều 103, Luật Các tổ chức tín dụng). Kể cả việc tập đoàn, doanh nghiệp lớn muốn góp vốn vào ngân hàng cũng vướng phải rất nhiều điều kiện cản trở.

Trên thế giới, ngân hàng nào mà chẳng có tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia... Cứ thấy dư luận bức xúc tập đoàn, doanh nghiệp lớn góp vốn vào ngân hàng là lập tức luật dựng lên barie. Nêu ví dụ vậy để thấy rằng, nếu không cẩn trọng với những quy định của luật pháp thì khi sửa đổi sẽ vô cùng khó khăn.

Có ý kiến cho rằng, bộ máy ngân hàng trung ương vẫn quá cồng kềnh nhưng Luật Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể hiện được một ngân hàng trung ương hiện đại và gọn nhẹ. Ông nghĩ sao?


Hệ thống ngân hàng và bộ luật hiện nay cho thấy, lực lượng biên chế của Ngân hàng Nhà nước cả nước lên tới 5.600 người, tỉnh nào cũng có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, trong khi phần lớn ở các tỉnh, không có hội sở ngân hàng thương mại.

Ngay cả ở ngân hàng trung ương, cách đây mấy năm chỉ 1.300 người nhưng hiện tại đã lên trên 2.000 người. Trong quá trình làm việc tại địa phương, các đồng nghiệp của tôi nói rằng “không có việc gì để làm”.

Bởi lẽ, không thể nào có chuyện thanh tra Ngân hàng Nhà nước địa phương nhảy vào thanh tra chi nhánh ngân hàng thương mại địa phương. Thanh tra phải tiến hành ở hội sở ngân hàng thương mại, trong những trường hợp cần thiết mới phải xuống chi nhánh ngân hàng thương mại địa phương.

Tất cả những vấn đề như thế đặt ra một tư duy mới về ngân hàng trung ương cũng như nền tảng pháp lý bám sát thực tiễn thì mới hiện đại hóa được ngân hàng trung ương như mong muốn của Chính phủ và Bộ Chính trị.

Nhiều người nói rằng, dù vậy thì dự thảo hai luật mới vẫn tốt hơn luật cũ và việc ban hành là điều nên làm. Ý kiến ông?

Nói vậy không phải để dừng lại chưa thông qua hai luật này. Tôi cũng thừa nhận những ưu điểm của chúng nhưng vẫn còn đó không ít bất cập.

Và chúng ta phải chấp nhận một thực tế: tiếp tục bơi trong ngổn ngang nghị định, thông tư, quyết định chen ngang để khắc phục bất cập, dù đã có luật mới. Muốn sửa luật thì phải chờ cả thập niên!

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • 'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng
  • Lãng phí và ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện
  • Mỗi tháng một cầu Thanh Trì, làm có nổi?
  • “Quá sơ hở trong quản lý khai khoáng”
  • Lành mạnh hóa thị trường bất động sản
  • 4 xu hướng lớn của bất động sản Việt Nam
  • Luật NHNN năm 2010 đã phân định rõ thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ của Việt Nam?
  • Giá xăng dầu: “Có yêu cầu giảm cũng không trái quy định”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi