![]() |
ông Tạ Văn Hường |
Nếu tính tất cả các dự án thủy điện hiện có trên địa bàn các tỉnh miền Trung và cả khu vực Tây Nguyên, thì sự đóng góp là rất lớn đối với hệ thống điện. Do có những chênh lệch về thời tiết với miền Bắc, nên các dự án thủy điện miền Trung còn có vai trò không nhỏ trong việc giảm áp lực cao điểm nắng nóng. Tuy nhiên, các dự án thủy điện ở khu vực miền Trung không có nhiệm vụ cắt lũ, mà chỉ giảm lũ do các hồ chứa nhỏ. Điều này hoàn toàn khác với hồ thủy điện Hòa Bình có nhiệm vụ cắt lũ cho Hà Nội.
Sự có mặt của các dự án này cũng giúp các địa phương thu thêm được thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng... Ở các dự án làm tốt công tác tái định cư, thì đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều.
Tại cuộc kiểm tra các dự án thủy điện ở khu vực miền Trung mới đây của Bộ Công thương, đâu là vấn đề cần phải lưu ý trong quá trình triển khai các dự án thủy điện?
Đó là quản lý sau cấp phép của các địa phương với chủ đầu tư, quản lý của chủ đầu tư với nhà thầu và các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Có nhiều chủ đầu tư không có chuyên môn, đơn vị tư vấn lại yếu về năng lực, hay trình độ quản lý công trình chưa cao. Đoàn kiểm tra cũng đã kiến nghị các địa phương cần tăng cường kiểm tra và phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình hoạt động của các dự án thủy điện.
Quy trình vận hành, phối hợp xả nước của các nhà máy thủy điện miền Trung thời gian qua cũng bị dư luận phàn nàn. Hiện quy trình này đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Các hồ thủy điện từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đóng vai trò rất quan trọng và có tác dụng giảm lũ rất lớn. Tuy nhiên, lượng nước về hồ thủy điện có những đợt mưa rất lớn, nên không nhìn rõ tác dụng của việc điều tiết nước này.
Điều này có cho thấy công tác quy hoạch các dự án thủy điện ở miền Trung có vấn đề?
Quy hoạch thủy điện nhỏ có kinh phí không lớn và không đòi hỏi nhiều yêu cầu như quy hoạch các dự án thủy điện bậc thang trên các sông lớn mà Bộ Công thương thực hiện trước đó. Cũng do kinh phí có hạn, nên nhiều địa phương không khảo sát kỹ được thực địa để lập bản đồ quy hoạch, mà phải sử dụng các bản đồ sẵn có của ngành tài nguyên hoặc địa chính. Vì thế, từ bản đồ đến thực tế có nhiều điểm sai khác, vênh nhau, dẫn tới cấp phép với thực tế cũng vênh nhau, phải chỉnh sửa.
Ở đây, các sở Công thương, Tài nguyên và Môi trường cũng phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong quá trình cấp phép và triển khai thực hiện. Hiện các địa phương trước khi cấp phép mới quan tâm tới năng lực của nhà đầu tư, còn các vấn đề thực địa của dự án, như đất sử dụng, diện tích rừng bị ngập ra sao, thì chưa đầy đủ.
Bộ Công thương cũng có đề xuất dừng triển khai khoảng 40 dự án thủy điện nhỏ tại khu vực miền Trung sau khi đi kiểm tra. Các địa phương phản ứng ra sao với đề xuất này?
Trong thời gian qua, các tỉnh đều có đề xuất nhiều dự án thủy điện mới. Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra gần đây của Bộ Công thương, các tỉnh đều thấy cần dừng lại, khoanh lại và loại bớt một số dự án thủy điện nhỏ theo đề xuất của Bộ.
Như vậy, liệu có còn cơ hội cho các nhà đầu tư vào các dự án thủy điện ở miền Trung?
Vẫn còn. Đó là những dự án khi triển khai ít ảnh hưởng đến môi trường, dân sinh và có tính kinh tế. Tuy nhiên, hiện có tình trạng các dự án thủy điện nhỏ đã được giao cho chủ đầu tư rồi, nhưng thiếu vốn nên chưa thực hiện. Vì thế, chúng tôi có nhắc nhở những dự án nào đã được giao cho chủ đầu tư rồi, nhưng sau 12 tháng vẫn chưa triển khai được, thì cần thu hồi, rút giấy phép, để tìm nhà đầu tư khác có triển vọng hơn.
Vấn đề đấu nối lưới điện của các dự án thủy điện nhỏ với lưới điện quốc gia cũng được nhiều chủ đầu tư nhắc tới như một khó khăn trong quá trình thực thi dự án. Theo ông, đâu là nút gỡ cho vấn đề này?
Các điểm đấu nối chung với lưới điện quốc gia đã được Bộ Công thương phê duyệt, nhưng vấn đề đầu tư cho hệ thống đấu nối thì không phải nơi nào cũng sẵn sàng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổng công ty điện lực của EVN cũng thiếu vốn, nên phần đường dây gom các nhà máy thủy điện nhỏ ra điểm đấu nối không phải đâu cũng triển khai dễ dàng.
Cơ chế gom các nhà máy cùng trục để đầu tư lưới điện đấu nối sẽ được Bộ, tỉnh và các sở ở địa phương đứng ra tính toán, phân chia cụ thể cho từng chủ đầu tư.
(Theo Hoàng Nam // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com