Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần một “nhạc trưởng”

Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng.

Trả lời phỏng vấn TBKTSG, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng cho rằng nếu có một môi trường tốt hơn, các doanh nghiệp công nghệ chính là nền tảng và động lực cho ngành dịch vụ phát triển.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng:

Những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cho dịch vụ đang hoạt động tự phát do nhu cầu thực tế từ cuộc sống. Trên thực tế, khái niệm khoa học dịch vụ ở Việt Nam không phải ai cũng biết, dù lĩnh vực này đã tồn tại và phát triển từ rất lâu. Hiện chúng ta vẫn chưa có những chính sách, thông tư, nghị định đầy đủ về lĩnh vực này, nhưng trong từng luật của các ngành đã thể hiện những chương, điều về ứng dụng khoa học cho triển dịch vụ. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống Internet, hệ thống cáp quang, xóa bỏ độc quyền tạo nên một thị trường cạnh tranh. Đây chính là chính sách và cơ chế để Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp. Nhà nước nên định hướng phát triển dịch vụ bằng cách ứng dụng công nghệ tập trung hơn.

Chẳng hạn, tại sao TPHCM không phát triển dịch vụ Call Center (trung tâm phục vụ khách hàng từ xa)? Nếu chúng ta sử dụng tốt hệ thống mạng, TPHCM có thể tạo ra hàng ngàn người có việc làm đáp ứng nhu cầu thông tin cho hàng triệu người trong nước và cả trên thế giới. Nhu cầu nhân lực cho công việc này cũng không phải quá nhiều, nhân viên tốt nghiệp phổ thông, giọng nói chuẩn và biết ngoại ngữ.

Như ông đã nói việc phối hợp giữa các bộ để đưa ra những chính sách tốt nhằm phát triển dịch vụ là điều quan trọng, nhưng thực tế vấn đề này vẫn chưa được làm tốt?

- Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần phải có một “nhạc trưởng” điều phối chung. Nếu phát triển khoa học dịch vụ dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, trách nhiệm này phải thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông. Làm được điều này, chúng ta phải tổ chức lại toàn bộ hệ thống mạng, đường truyền băng thông rộng. Những công nghệ mới nhất cần được đưa vào ứng dụng sâu rộng hơn. Công tác tổ chức đào tạo cho ngành khoa học dịch vụ phát triển cũng là yếu tố quan trọng để việc ứng dụng công nghệ vào phát triển dịch vụ. Cuối cùng là việc định hướng phát triển lâu dài cho từng địa phương, vùng miền, từng khu vực, từng ngành nghề cho phù hợp. Về lâu dài, để phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp cần tập trung và phân nhiệm cụ thể. Bộ, ngành nào phụ trách chung, lộ trình thực hiện như thế nào, ai chịu trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, nhiệm vụ này thuộc về người “nhạc trưởng”, hoạch định những bước đi cụ thể với lộ trình phù hợp để hướng tới việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ.

Một trong những vấn đề khó khăn để phát triển lĩnh vực này là ngân sách. Có tỉnh không sử dụng hết ngân sách dành cho phát triển công nghệ, dịch vụ, có tỉnh, thành khác lại lâm vào tình trạng “thiếu trước hụt sau”. Theo ông, việc phân bố ngân sách phát triển khoa học dịch vụ theo kiểu “đổ đồng” như hiện nay, liệu có còn phù hợp?

- Vấn đề này đã diễn ra từ nhiều năm nay, Luật Ngân sách đã quy định nên khó có sự thay đổi. Để cải tiến nó cần phải sửa Luật Ngân sách. Ngân sách nên tập trung vào một đầu mối với quan điểm cải tiến hơn. Ngân sách không có nghĩa là các tỉnh phải chia đều. Tỷ lệ % được Nhà nước quy định cho phát triển khoa học công nghệ “đổ đồng” trên cả nước đã không còn phù hợp. TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng... là những thành phố lớn cần được phân bổ lại việc chi ngân sách cho phù hợp. Thứ hai là Nhà nước cần phải tách phần nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Nghiên cứu cơ bản nên tập trung ở Trung ương, các địa phương không nên nghiên cứu cơ bản, vì không đủ điều kiện cơ sở vật chất tốt, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực.

Ngay cả việc nghiên cứu cơ bản cũng cần phải xác định lại, Việt Nam nên tập trung vào lĩnh vực nào, chứ không phải thế giới có gì chúng ta cũng nghiên cứu cái đó. Nghiên cứu phải dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội, những công trình nghiên cứu phải mang tính thiết thực và có khả năng ứng dụng cao. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư nghiên cứu để tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt cho xã hội.

Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu của doanh nghiệp, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, nhưng việc thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thưa ông?

- Để thương mại hóa các công trình, sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, theo tôi, Nhà nước cần sớm thành lập một cơ quan giám định kết quả các công trình nghiên cứu khoa học khi ứng dụng nghiên cứu này vào thực tiễn. Cơ quan này có thể là một công ty giám định độc lập có đủ trình độ và chức năng thực hiện công việc này. Cơ quan này sẽ chuyên đảm nhận việc sàng lọc những sản phẩm, dịch vụ tốt, quảng bá ra thị trường thông qua những sàn giao dịch sản phẩm công nghệ, dịch vụ với tính chuyên nghiệp cao hơn. Làm điều này để hướng tới hình thành thị trường công nghệ ở Việt Nam.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi