Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không để nhà nước quản vì ngại xin - cho

Liên quan việc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sử dụng sai mục đích Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu 1.200 tỷ đồng, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính trả lời phỏng vấn Tiền Phong.

Ông Nguyễn Tiến Thoả nói: Giữa tháng 12-2010, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra việc trích và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu tại 12 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy: Năm 2010, theo báo cáo của doanh nghiệp trích Quỹ được hơn 4.593 tỷ đồng; sử dụng hết hơn 4.905 tỷ đồng, âm hơn 551 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu tính theo quy định trích Quỹ thì được khoảng 4.448 tỷ, sử dụng hơn 3.505 tỷ thì số dư là hơn 1.971 tỷ đồng. Chuyển số dự sang năm 2011, dự kiến đến hết tháng 2 trích Quỹ theo quy định là 743 tỷ, dùng 2.630 tỷ thì còn dư hơn 83 tỷ đồng.

Petrolimex dùng Quỹ BOG bù lỗ kinh doanh xăng dầu
Petrolimex dùng Quỹ BOG bù lỗ kinh doanh xăng dầu . Ảnh: Phạm Yên

Nhìn chung, hầu hết doanh nghiệp thực hiện đúng theo Thông tư số 234 ngày 9-12-2009 của Bộ Tài chính và các văn bản về việc sử dụng Quỹ BOG xăng dầu. Riêng Petrolimex đã dùng 1.200 tỷ đồng từ Quỹ BOG vào việc bù lỗ kinh doanh xăng dầu là không đúng mục đích của Quỹ. Chính vì thế, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu Petrolimex thực hiện theo quy định.

Trước yêu cầu của Bộ Tài chính, Petrolimex đã phản ứng thế nào và đã sửa sai ra sao, thưa ông?

Vì Quỹ là dùng để bình ổn tại doanh nghiệp, nên ngay khi doanh nghiệp hạch toán sai thì phải chuyển lại Quỹ ngay. Chiều 13-1, một lãnh đạo Petrolimex ngồi với tôi. Họ có nói, thực ra Quỹ là “ảo” vì vẫn nằm trong phần hạch toán lỗ lãi của doanh nghiệp.

Làm sao nói là “ảo” được vì đó là tiền thật do dân đóng góp. Tất nhiên, họ phải chịu và tiền đó thực ra vẫn nằm trong doanh nghiệp, Petrolimex cũng đã thực hiện hạch toán theo đúng quy định ngay, theo hình thức chuyển từ “chỗ” này sang “chỗ” kia.

E ngại lớn nhất vẫn tập trung vào cơ chế giám sát làm sao để thu - chi của Quỹ công khai minh bạch, vì đây thực chất chính là tiền của dân?

Với mức trích Quỹ BOG như hiện nay 300 đồng/lít và mức sử dụng Quỹ BOG như trong thời gian qua, không đủ để trang trải mức sử dụng. Bộ Tài chính phải thực hiện cả công cụ thuế nhập khẩu theo hướng giảm thuế với mức giảm tính thành tiền cao gấp hơn 2 lần mức sử dụng Quỹ BOG hiện nay.

Nguyễn Tiến Thoả
 Ông Nguyễn Tiến Thoả.

 

Năm 2010, tổng mức trích Quỹ là 4.448 tỷ đồng trong khi sử dụng là 3.505,2 tỷ đồng, mức hụt thu từ việc giảm thuế nhập khẩu so với ba-rem khoảng 7.000 tỷ đồng. Như vậy, thực tế đã chi ra khoảng 10 ngàn tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu.

Liên quan đến tính minh bạch, thì Quỹ vẫn trên tinh thần công khai nhưng không thể công khai từng ngày được. Bộ Tài chính vẫn công khai theo từng giai đoạn cả việc trích và sử dụng Quỹ đó thôi. 12 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, nhập bao nhiêu, bán lỗ lãi thế nào, sổ sách, chứng từ đều thể hiện rõ. Nếu doanh nghiệp làm sai thì ngay lập tức, cơ chế kiểm tra giám sát sẽ phát hiện ngay (ví như vụ việc trên của Petrolimex - PV).

Nhưng như ông nói, Quỹ BOG hình thành từ tiền của dân đóng góp. Như vậy, làm sao lại để doanh nghiệp giữ quỹ được?

Đúng là chúng tôi cũng nhận được kiến nghị không nên cho doanh nghiệp quản lý Quỹ mà nên tập trung về một mối để Nhà nước quản lý như Bộ Tài chính nắm chẳng hạn. Nhưng tôi khẳng định: Bộ Tài chính không muốn và sẽ không quản lý. Quỹ này để ở doanh nghiệp là tiện nhất vì khi đó họ hoàn toàn chủ động. Chứ tập trung vào một mối nhà nước, rồi lại để ở kho bạc, sẽ sinh ra cơ chế xin - cho rất chậm trễ, phiền hà và không linh hoạt.

Lãnh đạo Petrolimex nói gì?

Tiền Phong, ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho rằng câu chuyện cần phải bàn hiện nay là phải đánh giá lại trong thời gian vừa qua việc trích, hình thành Quỹ bình ổn đã hợp lý chưa. Có câu chuyện doanh nghiệp đã lỗ nhưng vẫn phải trích tiền vào quỹ. Một đằng doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn phải trích tiền vào quỹ đồng thời quỹ được xả ra để bù lỗ.

Đại diện Petrolimex cũng cho rằng không nên quan niệm để tiền quỹ bình ổn ở doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiêu mất và gửi ở kho bạc nhà nước thì tốt hơn vì các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhà nước, tiền cũng của nhà nước. Việc quản lý về tài chính rất chặt chẽ nên không có gì phải sợ để tiền chỗ này không bằng chỗ kia.

(Phạm Tuyên)

(Theo Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Cửa” nào cho các ngân hàng nội?
  • Vẽ bản đồ hệ thống phân phối hàng Việt
  • Tân Tổng bí thư: “Tôi không có mục đích làm để tạo dấu ấn”
  • Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam
  • Đắk Lắk hướng tới xuất khẩu cà phê giá trị cao
  • Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu để bớt lệ thuộc Trung Quốc
  • Ba việc cần làm cho doanh nghiệp phát triển
  • Bàn về “kiềm chế nhập siêu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi