Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cửa” nào cho các ngân hàng nội?

“Năm 2011 được đánh giá là một năm các ngân hàng trong nước sẽ phải đối diện với khá nhiều khó khăn và thách thức” - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Kiêm nhận định.

 Xin ông đánh giá đôi chút về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong năm 2010?

Hoạt  động ngân hàng và chính sách  tiền tệ năm 2010 nhìn chung đạt được mục tiêu đề ra là quản lý hệ thống tiền tệ theo hướng của thị trường. Sử dụng công cụ hoạt động tiền tệ cũng theo hướng chỉ đạo của Chính phủ. Dù rằng, trong năm qua, ở góc độ quản lý, nghiệp vụ có gặp phải sai sót, nhưng không phải là sai sót quá lớn. Mục tiêu chung cho tăng trưởng vượt kế hoạch đạt 6,78%, cao hơn mục tiêu đề ra là 6,5% là có phần đóng góp của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những biện pháp tích cực góp phần vào mục tiêu giảm lạm phát.

Tuy nhiên, không thể không nhắc tới những tồn tại, hạn chế. Có thể nói những quyết sách của Ngân hàng Nhà nước đôi khi chưa kịp thời; sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách khác, như chính sách tài khóa... cũng thiếu nhịp nhàng. Do vậy, hoạt động chính sách tiền tệ có lúc chưa thực sự thông suốt. Điều đó đã nhiều lần tạo nên sự phản ứng của doanh nghiệp và xã hội.

Trên thương trường, đương nhiên sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi quy luật đó. Cuộc đua lãi suất hồi cuối năm 2010 có thể nói là sự cạnh tranh khá quyết liệt giữa các ngân hàng, đánh giá của ông về vấn đề này, thưa ông?


Nói chung, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng năm qua đã bắt đầu theo khuynh hướng của thị trường. Đã có sự cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, công tác kinh doanh, chất lượng kinh doanh... Thế nhưng, đôi khi có những cạnh tranh không bảo đảm tính thống nhất cao, ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ như cuộc đua lãi suất vừa qua là điều rất không nên. Ở cuộc đua đó, mặt bằng của cạnh tranh cũng không được đảm bảo, ví dụ như các ngân hàng nhỏ, yếu thì khó có thể “chạy đua” với các ngân hàng lớn, tiềm lực lớn. Vậy nên, xảy ra tình trạng khi Nhà nước đưa ra những chính sách về tăng vốn điều lệ, mức lãi suất... đôi khi do không đều nhau nên việc chấp hành không nghiêm.

Vì sao các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh lãi suất mà không phải là chất lượng tín dụng, thưa ông?


Các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh lãi suất là vì thanh khoản của các ngân hàng có thể nói là không đều. Còn về chất lượng tín dụng, các ngân hàng khi cho vay họ cũng tính toán, kiểm soát chặt chẽ chứ không hề đơn giản. Cho nên đối với một số ngân hàng lớn, những doanh nghiệp không đủ điều kiện là bị từ chối, không cho vay. Thường rơi vào đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năm 2011, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng bắt đầu được huy động vốn. Đây sẽ là thử thách lớn đối với các ngân hàng trong nước, thưa ông ?


Chắc chắn rồi. Bởi các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực lớn hơn, có trình độ nghề nghiệp cao hơn và độ tín nhiệm của họ cũng dày hơn. Cho nên khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam lại được cạnh tranh như nhau, tất nhiên có lợi thế hơn ngân hàng Việt Nam.

Duy chỉ có một số ngân hàng lớn thì có thể chống chọi được, còn lại, phần lớn là kém lợi thế. Đây là một khó khăn, đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải vươn lên để cạnh tranh, ngoài ra không còn cách nào khác.

Tất nhiên, không thể khẳng định 100% các ngân hàng nước ngoài có khả năng chiếm lĩnh khách hàng triệt để bởi họ cũng có những khó khăn, điểm yếu riêng. Đơn cử như việc nắm thị trường, thị hiếu, ngóc ngách của vấn đề, mối quan hệ của họ cũng không có được rộng khắp...

Ngoài ra, trong năm tới, các ngân hàng sẽ còn đối mặt với những thách thức gì nữa, thưa ông?

Khả năng kinh tế chưa phát triển mạnh đồng đều, còn nhiều rủi ro, đặc biệt là giá nguyên liệu. Khả năng hoạt động ngân hàng tăng trưởng tín dụng hiệu quả cũng không phải đơn giản, có rủi ro và không phát triển nhanh được.

Lạm phát cao năm nay, hệ quả vẫn sẽ trượt đến năm sau, làm cho hoạt động kinh tế tài chính của ngân hàng cũng sẽ khó khăn. Rồi việc cân đối kinh tế vĩ mô, trong năm 2011 vẫn chưa thể cân bằng ngay được, kể cả việc bội chi ngân sách...

Để vượt qua những chông gai đó, theo tôi, các ngân hàng trong nước phải vươn lên, khắc phục tình trạng yếu kém của mình, kể cả về công nghệ, trình độ, nguồn lực, khả năng chiếm lĩnh khách hàng, khả năng kiểm soát và tính hiệu quả trong tín dụng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Vẽ bản đồ hệ thống phân phối hàng Việt
  • Tân Tổng bí thư: “Tôi không có mục đích làm để tạo dấu ấn”
  • Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam
  • Đắk Lắk hướng tới xuất khẩu cà phê giá trị cao
  • Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu để bớt lệ thuộc Trung Quốc
  • Ba việc cần làm cho doanh nghiệp phát triển
  • Bàn về “kiềm chế nhập siêu”
  • Không nên nâng mức khởi điểm chịu thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi