Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa nhiều doanh nghiệp tư nhân đóng thuế lớn

 Nhân dịp công bố 1.000 doanh nghiệp ( DN) đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, ông Phạm Duy Khương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế đã trao đổi với báo chí về thực trạng đóng thuế của các doanh nghiệp hiện nay.

Ông Phạm Duy Khương, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế trả lời phỏng vấn-Ảnh:Chinhphu.vn

Doanh nghiệp nhà nước đóng thuế lớn nhất

 Ông Phạm Duy Khương cho biết, lấy thuế có tính chất đặc trưng nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đó là thuế trực thu, là thước đo hiệu quả của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thì trong cơ cấu hơn 1.000 DN đóng thuế lớn nhất, phần lớn là các DN Nhà nước. 

Đáng chú ý là trong các doanh nghiệp nộp thuế lớn vẫn còn nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm ngành khai khoáng. Mặc dù sự đóng góp này là quan trọng, nhưng về lâu dài, nguồn thu thuế  không thể dựa vào nguồn xuất khẩu khoáng sản thô.

 DN tư nhân có thế mạnh về dịch vụ du lịch

Trong số các DN đóng thuế lớn cũng có DN tư nhân, nhưng không nhiều.  Đây là lần đầu chúng ta đưa vào bảng xếp hạng, sắp tới, có những chỉ tiêu sẽ phải rà soát lại để tính toán hiệu quả trên đồng vốn. Như vậy mới công bằng hơn. 

Thời gian qua, DN tư nhân có đóng góp về thuế khá quan trọng, mặc  dù điều kiện tiếp cận vốn của nhiều DN tư nhân  là khó. Như vậy, có thể nói về chất lượng, DN tư nhân đã phát tiển khá tốt trên các lĩnh vực có thế mạnh về dịch vụ du lịch…

Quản lý doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ

Đại bộ phận doanh nghiệp FDI chấp hành chính sách và đóng thuế tốt, nhưng bên cạnh đó, có một số DN  lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vẫn báo lỗ. Đây rõ ràng là một bất cập cần làm rõ.

Về hiện tượng chuyển giá của DN FDI, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế là có thật. Có những DN 9-10 năm nay báo lỗ nhưng vẫn phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, không phải nộp thuế...

Điều này cho thấy cách quản lý của các cơ quan chức năng Việt Nam chưa chặt chẽ, cần rút kinh nghiệm. 

 1.000 DN đóng thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam (V1000) trong 3 năm (2007 - 2010) đã đóng góp trên 90% số thu từ thuế thu nhập DN trên toàn quốc, với mức nộp ngân sách trên 84.000 tỷ đồng.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • "Điều hành kinh tế vẫn lộp chộp"
  • Doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn tại EU
  • Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có 'Vinashin mới'
  • Chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh tỉ giá
  • Giải quyết căn cơ vấn đề nhập siêu
  • Từ V1000, Việt Nam cần một cấu trúc doanh nghiệp mạnh
  • “Lỗ hổng” lớn gây tham nhũng, thất thoát
  • Không cảm tính trong đánh giá các dự án tỷ đô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi