Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội lớn cho lúa gạo Việt Nam

Trước những biến động của thị trường lương thực, thực phẩm thế giới, bà Yuriko Shoji, - Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi liên quan đến vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như những cơ hội có thể có với Việt Nam.

Bà Yuriko Shoji là người Nhật Bản, từng có hơn 20 năm công tác trong nhiều tổ chức quốc tế của LHQ. Bà cũng là nữ Trưởng đại diện đầu tiên của FAO (Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp quốc) tại Việt Nam.       

Tổ chức Nông lương thế giới của Liên hợp quốc vừa đưa ra báo cáo cho biết, chỉ số giá lương thực thực phẩm đã tăng liên tục trong 7, 8 tháng qua, đặc biệt tăng cao kỷ lục trong tháng 1/2011, nhiều người bắt đầu lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực. Vậy là đại diện của tổ chức FAO tại Việt Nam, bà có ý kiến thế nào về điều này?

Tháng 12 năm ngoái, giá đường và dầu tăng, cộng với việc nguồn cung lúa mì bị eo hẹp do một số nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu, chính vì thế, chỉ số lương thực thực phẩm theo nghiên cứu của chúng tôi đã tăng tới 3,4% so với tháng trước đó. Và điều đó không có nghĩa là sẽ có sự thiếu hụt của nguồn cung lương thực thực phẩm, do đó về lâu dài chúng ta không nên quá lo lắng trước sự biến động mạnh của giá lương thực thực phẩm.

Tôi biết một số ý kiến bắt đầu lo lắng về sự sớm quay lại của cuộc khủng hoảng lương thực. Tôi xin khẳng định, chúng ta không có lý do gì để lo ngại về điều này, bởi nguồn dự trữ lương thực hiện đã cải thiện đáng kể so với trước. Thêm vào đó chúng ta cũng cần biết rằng, thị trường lương thực hiện nay có sự liên quan chặt chẽ tới thị trường tài chính, nghĩa là nó cũng là nơi để đầu tư như các thị trường khác. Thế nên, việc biến động giá của nó cũng là bình thường, và tôi xin khẳng định, biến động giá không có nghĩa là chúng ta đang thiếu hụt nguồn cung, ngay cả khi nguy cơ mất mùa đang bị đe dọa do tình hình thời tiết xấu ở một số nơi trên thế giới.

Có thể chúng ta không nên lo ngại quá nhiều về việc một cuộc khủng hoảng lương thực sẽ sớm quay lại. Tuy nhiên, việc giá lương thực liên tục tăng mạnh trong nhiều tháng vừa qua là một thực tế. Vậy là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam có vai trò gì trong việc bình ổn thị trường thế giới?

Chúng tôi xem Việt Nam là một trong những thành tố quan trọng trên thị trường thế giới trong việc bình ổn thị trường lương thực, đặc biệt là mặt hàng gạo. Chúng tôi đánh giá cao khả năng về nguồn cung ổn định cả trong nước và thị trường thế giới của Việt Nam. Đó luôn là yếu tố quan trọng trong việc làm ổn định giá cả trên thị trường thế giới.

Và đặc biệt trong bối cảnh giá lương thực thực phẩm thế giới tăng mạnh như hiện nay, thì vai trò của những quốc gia như Việt Nam trong việc bình ổn thị trường càng không hề nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng và mong muốn rằng, không chỉ Việt Nam mà cả các quốc gia khác, ngoài việc luôn đảm bảo đủ nguồn cung trong nước thì cũng không nên hạn chế xuất khẩu, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực thế giới. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết bởi những lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với một số mặt hàng của một số nước sẽ ngay lập tức tác động tới nguồn cung trên thị trường thế giới. Bài học năm 2008 theo tôi vẫn còn nguyên giá trị.

Việt Nam tự hào là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Và hiện có ý kiến cho rằng, với việc giá lương thực, thực phẩm thế giới đang tăng mạnh như hiện nay, thì đó là cơ hội tốt cho những nước xuất khẩu nông sản mạnh như Việt Nam. Vậy ý kiến của bà như thế nào?


Là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Chính vì thế, việc giá lương thực tăng mạnh trên thế giới đương nhiên là cơ hội cho các bạn. Tuy nhiên, để phát huy thật tốt những lợi thế mà các bạn có thì các bạn cần phải đẩy mạnh phát triển, đầu tư để có một nền nông nghiệp thực sự tiến tiến.

Ví dụ hiện nay, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ. Cần phải có những mô hình hiện đại hơn, có sự đầu tư khoa học với công nghệ kỹ càng hơn, hiện đại hơn. Ví như các bạn nên tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng giao thông, vào hệ thống lưu trữ hàng hóa, rồi kế tiếp là phải tính đến việc đào tạo các kỹ năng tốt cho nông dân. Dần từng bước thực hiện được điều này, các bạn sẽ thành công trong việc không chỉ đảm bảo đủ số lượng, mà chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng được nâng cao, từ đó mới tạo cơ hội cho việc xuất khẩu lâu dài, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu nông sản thế giới.

(VTV)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thuê doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị du lịch
  • IMF nói về việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá?
  • Ông Lê Đức Thúy: 'Tỷ giá không tác động mạnh tới lạm phát'
  • Chưa hết khó khăn
  • Năm 2011: Vẫn chưa hết khó khăn cho doanh nghiệp
  • Cạnh tranh càng cao càng tốt cho Việt Nam
  • Về một “ông nghị” không ngại làm thiểu số
  • "Sở hữu chung cư thế nào là quyền của người dân"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi