Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị bỏ hoàn thuế GTGT với nhiều mặt hàng để giảm nhập siêu

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, Chính phủ cần phải sớm có Luật đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế những dòng đầu tư bất lợi.

Trong 3 tháng đầu năm 2011, nước ta nhập siêu khoảng 3,03 tỷ USD và chiếm 15,7% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn. Thương mại với Trung Quốc chiếm tới 106% tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam 2010.

TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu Kinh tế - Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội nhận định, tình trạng nhập siêu hiện nay có nhiều nguyên nhân. Trong đó, thiếu sót lớn từ phía Việt Nam là không có hàng rào kỹ thuật.

Thêm vào đó, cơ chế hoàn thuế GTGT 10% đối với cả điện thoại di động, bia rượu, thuốc lá… tạo động lực cho người nhập khẩu làm giả hóa đơn nhằm có được mức hoàn thuế cao hơn. Tình trạng xuất hàng vào khu thương mại đặc biệt rồi nhập ngược lại nội địa ngay sau đó thường xuyên xảy ra.

Mới đây, Cục Hải quan Quảng Trị đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính không thực hiện hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng điện thoại di động từ nội địa xuất khẩu vào khu thương mại đặc biệt Lao Bảo những chưa được chấp thuận.

Theo ông Phong, cần bỏ ngay cơ chế hoàn thuế này, đồng thời phải tăng cường điều tra để tìm ra những sai phạm và có trừng phạt thích đáng

Phải hạn chế hoạt đồng đầu tư ảo, bất hợp pháp ra nước ngoài

Trong 2 tháng đầu năm 2011, đầu tư Việt Nam ra nước ngoài lên tới trên 1 tỷ USD. Ông Phong cho biết, hiện nay đã xuất hiện tình trạng “tranh thủ luật”, “lách luật” cả ở trong và ngoài nước.

Tại một số nước như Mỹ và Canada thường khuyến khích định cư theo dạng đầu tư nên đã xuất hiện dạng dịch vụ làm giả giấy tờ, hay khai khống để đủ điều kiện định cư ở nước ngoài.

Bên cạnh đó là hoạt động giả mạo đầu tư để rửa tiền ra nước ngoài.

Ông Phong nhấn mạnh xu hướng đầu tư là phù hợp với xu hướng toàn cầu nhưng với những khoản đầu tư bất hợp pháp thì cần phải ngăn cản.

Phía kiểm toán nhà nước cũng cho biết rất khó kiểm toán những hạng mục đầu tư ra nước ngoài. Do đó, Chính phủ phải sớm có luật đầu tư ra nước ngoài. Phải có những tiêu chí làm cơ sở cho cơ quan chức năng lọc, lựa ra được các hạng mục đầu tư chính đáng, mang tính chất phát triển hỗ trợ sự phát triển trong nước.

Tiêu chí phụ thuộc vào cam kết của Việt Nam với nước nhận đầu tư và phù hợp với nguồn vốn mà doanh nghiệp có được. Các nguồn đầu tư phải đảm bảo được khả năng tái tạo vốn, cam kết chuyển vốn về nước hay tạo tác động tích cực đến thị trường trong nước.

Bên cạnh đó phải có chính sách hỗ trợ, bảo hộ đầu tư ra nước ngoài. Các nhà đầu tư thấy có lợi sẽ đăng ký chính thức với Nhà nước để nhận được những khoản lợi này.

(Báo Điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • GS Đặng Hùng Võ: Nên thay đổi luật bất động sản trong 2011
  • Đầu tư 40.000 tỉ đồng cho thủy sản: Cách nào hiệu quả?
  • Kiềm chế lạm phát: “Tôi hy vọng năm nay sẽ khác!”
  • Chống buôn lậu xăng dầu: Cần giải quyết từ gốc
  • Phí đè doanh nghiệp: Cần áp dụng Luật cạnh tranh
  • Việt Nam có thể kiềm chế lạm phát dưới 10%?
  • Thực phẩm nhiễm xạ tại Nhật khó “lọt” vào Việt Nam
  • Vấn nạn Mũ Bảo hiểm rởm: Bắt dễ phạt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi