Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GS Đặng Hùng Võ: Nên thay đổi luật bất động sản trong 2011

 Trong đó, tạo thuận lợi cho hình thức mua bán nhà trên giấy và có cơ chế hợp lý để tận dụng luồng vốn tín dụng từ các ngân hàng ngoài nước.

Ngày 9/4 tại Hà Nội diễn ra hội thảo "Toàn cảnh thị trường tài chính và bất động sản năm 2011".

GS. Đặng Hùng Võ nhận định, thị trường bất động sản nước ta đang rơi vào tình trạng thiếu vốn. Một giải pháp là vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, phương thức này hiện bị hạn chế để kiềm chế lạm phát.
 
Giải pháp khác là huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và người tiêu dùng theo phương thức mua bán bất động sản hình thành trong tương lai (mua bán nhà trên giấy).

Đây là giải pháp quan trọng nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro về chất lượng, tiến độ, giá trị và thủ tục cấp giấy chứng nhận. Nghị định 71đã đưa ra một số quy định nhằm khắc phục nhưng vẫn chưa bảo đảm thực sự không còn rủi ro.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, cần tạo một cơ chế bảo đảm giao dịch bằng các dịch vụ tài chính và bảo đảm chất lượng, tiến độ với sự tham gia giám sát của cộng đồng những người góp vốn.

Mặt khác, cần có quy định cụ thể về điều kiện được thực hiện cơ chế này đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài để vừa tạo được công bằng trong môi trường kinh doanh bất động sản mà vừa sử dụng được nhiều nhất vốn đầu tư từ nguồn FDI.
 
Thời gian gần đây, nhiều nhà hoạch định chính sách có đề cập tới việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển thị trường như quỹ tín thác bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở. GS Hùng Võ nhận xét, thực tế các loại quỹ này chỉ có tác dụng trợ giúp cho những người thuộc nhóm yếu trong xã hội, không thể là cứu cánh về vốn đầu tư vào thị trường.

Nên xây dựng cơ chế cho phép người nước ngoài tham gia thị trường bất động sản trong nước

Giải pháp vốn quan trọng nhất hiện nay phải là luồng vốn tín dụng từ các ngân hàng nước ngoài. Pháp luật nước ta hiện nay chưa cho phép thực hiện cơ chế thế chấp này vì chưa thể công nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải là nhà đầu tư vào Việt Nam.

Việc đổi mới pháp luật không chỉ cần thiết nhằm tạo vốn mạnh hơn cho thị trường bất động sản mà còn đáp ứng cho nhu cầu mở rộng thị trường chứng khoán hay cơ chế mua bán/sáp nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài tham gia.
 
Xây dựng khung pháp luật này là phức tạp nhưng dù sớm hay muộn vẫn phải làm. Tốt nhất là việc đổi mới pháp luật theo huớng này cần thực hiện ngay trong năm 2011 để giải quyết sớm bài toán vốn cho thị trường bất động sản trong nước.

GS Hùng Võ cũng nhận định, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục diễn ra tương tự như kịch bản năm 2010. Sẽ có những cơn "sốt" mang tính chất nhất thời và cục bộ, không phải bắt nguồn từ quan hệ cung cầu, mà hoàn toàn từ các nguyên nhân khác mang tính hình thức như thông tin về quy hoạch, kỹ thuật đẩy giá của các nhà đầu tư...

(Báo Điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đầu tư 40.000 tỉ đồng cho thủy sản: Cách nào hiệu quả?
  • Kiềm chế lạm phát: “Tôi hy vọng năm nay sẽ khác!”
  • Chống buôn lậu xăng dầu: Cần giải quyết từ gốc
  • Phí đè doanh nghiệp: Cần áp dụng Luật cạnh tranh
  • Việt Nam có thể kiềm chế lạm phát dưới 10%?
  • Thực phẩm nhiễm xạ tại Nhật khó “lọt” vào Việt Nam
  • Vấn nạn Mũ Bảo hiểm rởm: Bắt dễ phạt khó
  • Siết mạnh nhập khẩu sẽ gây trở ngại cho nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi