Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di dời cơ sở sản xuất: Hỗ trợ hết cỡ

DN sẽ được hỗ trợ như thế nào ? Đó là vấn đề mà các DN quan tâm tại buổi tọa đàm lấy ý kiến DN xung quanh dự thảo “Quy chế Quản lý tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị” do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức.Trao đổi cùng ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính).

- Ông đánh giá thế nào về những khó khăn của DN, cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ?

Việc di dời là một đại sự đối với mỗi DN. Vì thế, mặc dù Chính phủ và tỉnh, TP đã chủ trương, định chế nhưng tiến độ thực hiện vẫn rất chậm do vẫn còn rất nhiều vướng mắc.

- Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ này, thưa ông ?

Thứ nhất, tìm được nơi đi quả thật rất khó. Trong đó, tìm được đất đến cho phù hợp với sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên không phải dễ. Thứ hai, khi dời nhà đi thì bao giờ cũng thiệt hại rất lớn về nhà xưởng. Thực tế, có những khu nhà xưởng mặc dù cũ nếu để nguyên vẫn có thể tận dụng tốt nhưng khi di dời thì không thể mang đi được mà đến chỗ mới bắt buộc phải đầu tư xây dựng mới. Vấn đề thứ 3 là tâm lý người VN không muốn thay đổi. Đặc biệt, là đối với cán bộ công chức từ trước đến nay luôn gắn với công sở hàng ngày mọi sinh hoạt của gia đình cũng rất gần gũi nơi công sở làm việc nên khi di dời đi làm họ bị đảo lộn hoàn toàn, gây ra rất nhiều áp lực trong tâm lý làm việc.

- Thực tế, các khoản hỗ trợ cho việc di dời của các DN thường thấp hơn so với chi phí thực tế. Vậy quy chế đợt này sẽ điều chỉnh như thế nào để phù hợp hơn ?

Chính vì có những ý kiến như vậy nên các bộ ngành chức năng, Chính phủ sẽ có một số cơ chế tài chính rất thoáng. Theo đó, toàn bô số tiền được chuyển đổi từ đất sẽ dành lại cho các cơ sở sự nghiệp, quan nhà nước và DN. Đối với DN, cơ sở sự nghiệp, cơ quan 100% của Nhà nước thì sẽ dành lại 100% số tiền cho DN theo dự án đầu tư. Còn lại đối với DN có một phần vốn của nhà nước mà đã được CPH thì sẽ dành lại 70% số tiền đó cho DN thực hiện việc di dời. Ngoài ra, nếu đầu tư vào những ngành nghề đặc biệt sẽ được hỗ trợ 100%.

- Vậy ngoài ra có những cơ chế đặc biệt nào cho DN trong diện di dời này ?

Quy chế đợt này cũng có những điều chỉnh giải quyết hỗ trợ về mất thu nhập, hỗ trợ mất việc, di chuyển trang thiết bị của nhà máy, hỗ trợ đào tạo... Chúng ta đều biết tất cả cơ chế tài chính sẽ không thể giải quyết được hết mọi vấn đề nhưng với điều chỉnh đợt này sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản, thể hiện rõ quan điểm của nhà nước. Theo tôi, hỗ trợ của nhà nước như thế là hết cỡ rồi.

Thực tế, trước đây nhà nước có cơ chế về việc hỗ trợ DN có thể về vị trí, địa điểm, diện tích đất cho việc di dời và chúng tôi cũng đã có chương trình thí điểm. Như việc di dời cảng Sài Gòn và Nhà nước đã có cơ chế cho việc cắm đất trước tại Bà Rịa – Vũng Tàu hay khu vực Hiệp Phước. Đến nay việc cắm đất hoặc tạo điều kiện về đất cho DN là rất khó khăn. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện tại đất ở các KCN tại TP HCM vẫn còn nhiều điểm chưa được lấp đầy. Do đó, việc di dời của các DN của TP HCM hoàn toàn có thể đưa về các KCN tập trung và sẽ tránh được nhiều những phiền hà trong việc di dời chuyển đến địa điểm mới.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt: Việt Nam làm ăn vẫn "không giống ai"
  • TP.HCM sẽ là điểm đến của các tập đoàn công nghệ hàng đầu
  • Nga là thị trường có nhiều lợi thế để DN Việt Nam khai thác
  • Nông nghiệp Việt Nam: Điều hòa “dạ dày” thế giới
  • Kiện chống bán phá giá: Đừng để gỡ chân này lại mắc chân kia
  • Cựu Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên bàn về bang giao với Mỹ
  • Ngành giáo dục chính thức có “tư lệnh” mới
  • Cần xử lý dứt điểm các dự án thép “vượt rào”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi