Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp bất động sản phải tự “cứu” mình

Các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải tự “cứu” mình trước, tìm cách thích nghi và vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường BĐS. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã nhấn mạnh như vậy.

Ông Nam cho biết:

Thị trường BĐS cũng chưa đến mức cần phải “cứu”. Nếu muốn, bản thân các doanh nghiệp phải tự “cứu” mình trước. Còn không riêng gì BĐS, việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp BĐS làm ăn hiệu quả, là trách nhiệm của Chính phủ.

Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là có cách nhìn đúng đắn về vị trí và vai trò của thị trường BĐS trong nền kinh tế để có những chính sách, cách hành xử phù hợp. Lâu nay, nhiều người nhìn thị trường BĐS như tội đồ, là nguyên nhân gây ra lạm phát, đầu cơ, gây mất bình đẳng, lãng phí đất đai...

Tôi cho rằng thị trường BĐS có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, liên thông với hầu hết ngành nghề. Nó không chỉ giúp thị trường tiền tệ được lưu thông, đồng vốn đầu tư được sinh lời, mà còn là tiền đề cho nhiều ngành nghề khác phát triển như ximăng, sắt thép, gạch ngói, vật liệu xây dựng, vận tải...

Nhiều doanh nghiệp BĐS đổ lỗi cho việc thắt chặt tín dụng, nhưng một số ý kiến khác cho rằng thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng như hiện nay là do bản thân doanh nghiệp và thị trường này có quá nhiều vấn đề?

Sự khó khăn của thị trường BĐS hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nội tại của mỗi doanh nghiệp, những vấn đề của thị trường, tâm lý của người dân... Nhưng tín dụng là nguyên nhân trực tiếp, là giọt nước làm tràn ly.

Một điều mà ai cũng biết là thị trường BĐS hiện nay quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng nên khi nguồn vốn này bị chặn lại, thị trường BĐS gặp khó khăn ngay. Bản thân các ngân hàng cũng có cái nhìn hơi cứng nhắc về thị trường này và đã “vặn vòi” hơi quá tay, không phân loại từng lĩnh vực và chọn lọc dự án cũng như đối tượng cần hỗ trợ vốn. Tôi lấy ví dụ: nhiều doanh nghiệp cho biết đi vay tiền xây dựng nhà xưởng cũng bị ngân hàng từ chối vì nhà xưởng bị xếp vào BĐS, phi sản xuất...

Nếu ngân hàng tiếp tục điều hành theo hướng này, doanh nghiệp BĐS không thể hoàn thiện sản phẩm BĐS để bán, không trả nợ được thì nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Mà thực tế nợ xấu tín dụng BĐS đã tăng mạnh trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, tình hình đang được chuyển biến theo hướng tích cực hơn, BĐS không còn bị liệt vào lĩnh vực phi sản xuất, một số ngân hàng đã bắt đầu mở hầu bao với BĐS, dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều...

Tuy nhiên, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào tín dụng BĐS, vì mục tiêu quan trọng hiện nay vẫn là chống lạm phát, trong đó BĐS vẫn nằm trong diện bị kiểm soát tín dụng.

Nhưng nếu dòng vốn này vẫn chưa được khơi thông trong ngắn hạn, liệu khó khăn của thị trường BĐS có trầm trọng hơn trong thời gian tới, thưa ông?

Dù muốn hay không, doanh nghiệp BĐS không thể bám víu mãi vào nguồn vốn tín dụng, mà phải tự tìm giải pháp để huy động vốn từ những nguồn khác một cách căn cơ hơn. Nguồn vốn trong dân còn rất lớn là một ví dụ. Nếu khơi thông được nguồn vốn này, BĐS không lo gì chuyện thiếu tiền.

Theo một số chuyên gia ngành ngân hàng, tiền nằm ngoài hệ thống ngân hàng tại VN hiện nay lên tới 60%, riêng tiền dự trữ trong vàng thấp nhất cũng hơn 20 tỉ USD và cao nhất lên tới 40 tỉ USD. Tôi lấy ví dụ: hiện nay nhiều người dân vẫn đổ xô vào mua vàng dù giá vàng rất cao, nhưng tại sao họ lại không đổ tiền vào BĐS dù giá BĐS đã giảm về mức hợp lý hơn như nhiều nhận định.

Như vậy, khả năng thanh toán không phải không có, thậm chí còn rất dồi dào, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất lớn. Vấn đề hiện nay là doanh nghiệp phải làm sao thu hút được dòng vốn này.

Tôi cho rằng sự khủng hoảng của thị trường BĐS hiện nay cũng có mặt tốt của nó, là cơ hội cho thị trường tự sàng lọc. Doanh nghiệp nào đủ mạnh thì không những vượt qua mà còn có nhiều cơ hội hơn. Những doanh nghiệp làm ăn chụp giật, doanh nghiệp nhỏ và yếu về năng lực tài chính, không có định hướng chiến lược rõ ràng... thì phải rút lui, nhường chỗ cho những doanh nghiệp có nội lực và chuyên nghiệp.

 

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. StockBiz sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(StockBiz )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không nên bình ổn giá quanh năm
  • Thành lập quỹ ngành hàng cà phê: Chống rủi ro giá cho DN
  • Tân Bộ trưởng Xây dựng nói về tương lai thị trường bất động sản
  • Mạnh tay loại bỏ ngân hàng yếu kém
  • Sẽ công bố DN có khả năng phá sản
  • Chọn kênh đầu tư
  • Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
  • Đặng Hùng Võ: Giải cứu BĐS là thiếu trách nhiệm với dân!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi