Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nên bình ổn giá quanh năm

Ông Văn Đức Mười.

Chương trình bình ổn giá của TPHCM đã triển khai hơn 9 năm nhằm đưa nguồn hàng giá rẻ đến tay người tiêu dùng, hình thành chuỗi phân phối, với hơn 2.500 điểm bán lẻ của 22 doanh nghiệp, thay thế các hình thức chợ tạm, chợ tự phát. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn những bất cập cần phải xem xét lại. TBKTSG đã trao đổi với ông Văn Đức Mười, thành viên Ban Kinh tế-Ngân sách, HĐND TPHCM, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Vissan, một trong những doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn từ những ngày đầu.

Với tư cách là một thành viên Ban Kinh tế-Ngân sách TPHCM, ông đánh giá thế nào về chương trình bình ổn giá trong suốt 9 năm triển khai?

- Ông Văn Đức Mười: Qua 9 năm triển khai, chương trình bình ổn giá đã trở thành “thương hiệu” của TPHCM. Riêng chương trình năm 2011 còn có sự cộng hưởng từ Nghị quyết 11 của Chính phủ trong vấn đề kiềm chế lạm phát và chương trình "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt".

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định cũng đã xảy ra hiện tượng "ăn theo bình ổn", làm mất ý nghĩa của chương trình. Sức lan tỏa của chương trình cũng lan ra nhiều tỉnh thành khác, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập.

Cụ thể, thời gian qua chúng ta chưa làm tốt công tác truyền thông cho chương trình này. Hiện nay việc truyền thông đến người dân, các sở ban ngành, mỗi nơi hiểu và làm một nẻo; nhiều người còn chưa hiểu đúng về bình ổn giá, phần nào gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Trong bối cảnh cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, nhiều người cho rằng bình ổn giá tạo ra hai giá. Về lý thuyết thì đúng là tạo ra hai giá, nhưng về ý nghĩa là nhằm hình thành một cơ chế giá đối trọng với giá thị trường, hàng bình ổn có giá bán thấp hơn giá thị trường 10% nhằm giúp định hướng và duy trì sự ổn định trên thị trường.

Có nhiều ý kiến cho rằng chương trình còn nhiều vấn đề chưa ổn. Nhưng, thay vì chỉ trích, nên chăng cần phối hợp để tìm giải pháp để hoàn chỉnh hơn, trong các vấn đề liên quan đến Nghị quyết 11 như đảm bảo an sinh xã hội và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của thành phố trong 6 tháng cuối năm.

Nhiều người cho rằng các doanh nghiệp còn bị “o ép” khi tham gia chương trình bình ổn giá, do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình?

- Với tư cách là một trong những đơn vị chủ lực tham gia chương trình bình ổn giá, tôi thấy không ai o ép doanh nghiệp, mà trái lại doanh nghiệp còn nhận được lợi ích từ sức lan tỏa của chương trình trong cộng đồng. Còn nói cho chính xác thì đây là công cụ bình ổn thị trường, điều tiết thị trường chứ không phải bình ổn giá vì không có ai có đủ năng lực để ép giá cả.

Thời gian qua, thành phố đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp có lực chi phối trên thị trường một số vốn nhất định, không lãi, nhằm cung cấp lượng hàng hóa tương đương với với 30% nhu cầu thị trường, chứ không phải là bao hết vốn cho doanh nghiệp. Vốn không lãi để kích thích cho doanh nghiệp tự tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất hàng hóa rồi bán qua kênh phân phối chứ không phải là bao hết vốn, sao cho hàng hóa không bị ách tắc, thị trường không bị biến động cục bộ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng đặt ra một số vấn đề như cần phải phát triển chương trình bình ổn từ nguồn cung cấp.

TPHCM cũng đã có kế hoạch phát triển từ nguồn nhưng đã gặp phải một số vấn đề. Đơn cử như mặt hàng thịt heo, TPHCM là nơi tiêu thụ, do vậy chúng ta chỉ có thể làm được khâu liên kết nhà sản xuất và tiêu thụ. Trong khi đó, doanh nghiệp như Vissan chỉ nắm trong tay khoảng 40.000 con heo, cùng lắm đáp ứng được nhu cầu của thành phố trong 3,4 ngày. Do vậy, sức huy động từ nguồn cung cả nước, cũng như hạ tầng chăn nuôi chính là vấn đề cần phải được giải quyết căn cơ.

Theo tôi, chương trình bình ổn giá chỉ là công cụ. Trong khi đó, nông nghiệp chúng ta còn rất nhiều vấn đề, từ thức ăn chăn nuôi đến con giống, rồi hướng đi đến nông nghiệp công nghệ cao.

Với tư cách là một doanh nghiệp tham gia chương trình, ông có kiến nghị gì?

- Doanh nghiệp tham gia chương trình phải bán hàng giảm giá so với thị trường 10%, nhưng khi muốn điều chỉnh giá thì giá nguyên liệu phải tăng 15%, nên thành ra biên độ lên đến 25% về nguyên liệu, và khi ra đến thành phẩm lên tới 30%. Đây là một khoảng cách rất lớn.

Điều này vừa qua đã được khắc phục. Sở Tài chính đã kiểm tra các thông số đầu vào, cho phép doanh nghiệp tăng giá thực phẩm chế biến, nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp không dám tăng giá. Riêng với Vissan, trong bối cảnh giá heo hơi lên đến đỉnh điểm như hiện nay, nếu tăng giá thì người tiêu dùng sẽ quay lưng. Do vậy, theo tôi không nên buộc doanh nghiệp vào tỷ lệ cố định vì khi có biến động thì rất khó trở tay.

Bên cạnh đó, không nên bình ổn giá quanh năm, tạo sự cứng nhắc cho doanh nghiệp mà chỉ nên tập trung vào những mùa cao điểm, như lễ tết và thực hiện cơ chế linh hoạt, sao cho doanh nghiệp tự quyết định chính giá bán của họ.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thành lập quỹ ngành hàng cà phê: Chống rủi ro giá cho DN
  • Tân Bộ trưởng Xây dựng nói về tương lai thị trường bất động sản
  • Mạnh tay loại bỏ ngân hàng yếu kém
  • Sẽ công bố DN có khả năng phá sản
  • Chọn kênh đầu tư
  • Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
  • Đặng Hùng Võ: Giải cứu BĐS là thiếu trách nhiệm với dân!
  • Việt Nam tiên phong điều trị HIV kiểu mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi