Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát CPI không vượt 11,75% là thành công

 “Tôi cho rằng, cơ quan quản lý chỉ cố gắng làm sao không vượt quá năm 2010 là thành công rồi”.

“Trong bối cảnh lạm phát do tiền nhiều hơn hàng, nên chúng ta vẫn phải áp dụng các giải pháp mang tính truyền thống, thắt chặt tài khóa, kiểm soát tiền tệ chặt chẽ...”

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa lý giải về các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả sau gần 2 tháng triển khai.

Có ý kiến cho rằng, những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ dường như tính hiệu quả chưa thực sự cao khi mà một số mặt hàng vẫn “rủ” nhau tăng giá?

Tôi cho rằng, giá chỉ là cái ngọn thôi. Người ta xác định bây giờ đất nước ta phải giải quyết nguyên nhân căn cơ của lạm phát. Nói rất đơn giản, là tiền đang nhiều hơn hàng.

Cái nữa là nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng dựa vào vốn mà lại sử dụng vốn không hiệu quả, thể hiện là ICOR cao.

Thế thì bây giờ, những giải pháp của Nghị quyết 11 đưa ra là nhằm vào những vấn đề căn bản ấy, khống chế tổng cầu là giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công… là những giải pháp để giảm tổng tiền.

Ví dụ, chúng ta giảm 3% mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng so với trước, từ 23% xuống dưới 20%, thì giảm được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế khoảng 70 nghìn tỷ đồng… Tất cả những cái đó để làm tiền cân bằng với hàng, để giá trở về mặt bằng của nó.

Có ý kiến cho rằng, lẽ ra đang trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, cơ quan quản lý không nên chấp thuận tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 3 vừa qua. Hơn nữa, giá xăng dầu lại vừa tăng trước đó vài tuần?


Đúng là tăng giá xăng dầu thì rất dễ ảnh hưởng đến lạm phát tâm lý. Tuy nhiên, ngày 29/3, sau khi xem xét giá thế giới, liên bộ đã chấp thuận đề xuất tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Có ý kiến cho rằng, tăng như vậy là khá dày về mật độ. Tôi cho rằng không phải vì theo quy định của Nghị định 84, nếu giá cơ sở chênh lệch với giá bán hiện hành thì thời gian điều chỉnh cho phép giữa hai lần tối thiểu là 10 ngày.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, liên bộ đã báo cáo Thủ tướng giãn thời gian điều chỉnh lên 30 ngày và lần tăng trước đó là 24/2. Còn khi tăng giá xăng dầu trong nước thì giá thị trường thế giới đã tăng từ 12 - 17%, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu nên không thể không tăng được.

Theo ông, CPI năm nay có đạt được mục tiêu 7% như đã đề ra?

Theo tôi 7% là cực kỳ khó khăn song đến nay Chính phủ vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu.

Chúng ta thực hiện Nghị quyết 11 mới được hơn 1 tháng, tất cả các yếu tố mới bắt đầu tác động vào, hiệu quả mới chỉ là bước đầu. Sau này, khi thực hiện giảm tổng cầu thì chắc chắn sẽ tác động chung đến mặt bằng chi tiêu và từ đó tác động đến mặt bằng giá.

Bài học về lạm phát cao 2008 và những năm của thập kỷ 80 vẫn còn đó. Khi đó (những năm của thập kỷ 80 - PV) lạm phát rất cao nên chúng ta phải thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát. Sau đó thì lạm phát từ 3 con số, xuống hai con số và sau cùng là 1 con số.

Năm nay, trong bối cảnh lạm phát do tiền nhiều hơn hàng, cho nên chúng ta vẫn phải áp dụng các giải pháp mang tính truyền thống, thắt chặt tài khóa, kiểm soát tiền tệ chặt chẽ, giảm bội chi ngân sách để giảm tổng lượng tiền trong nền kinh tế, qua đó tránh sức ép lên mặt bằng giá và cân đối lượng tiền – hàng.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước thì hiện nay tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế là 1,2 lần so với GDP, tức là tiền nhiều hơn hàng nên phải hút tiền về, qua đó sẽ hạ thấp mặt bằng giá.

Với thực tế hiện nay, trong thời gian tới CPI phải âm thì may ra mới mong kiểm soát được lạm phát như mục tiêu đã đề ra, thưa ông?


Sẽ không thể có chuyện là âm được, song tốc độ tăng của tháng sau sẽ thấp hơn tháng trước.

Theo ông, mục tiêu kiểm soát CPI tăng 7% là khó đạt được. Vậy chủ quan của ông là sẽ kiểm soát ở mức nào?

Tôi cho rằng, cơ quan quản lý chỉ cố gắng làm sao không vượt quá năm 2010 (11,75%-PV) là thành công rồi.

Xin cảm ơn ông!

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi