Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

“Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.

Cùng với việc quản lý hiệu quả các lĩnh vực trong ngành đảm bảo thúc đẩy phát triển bền vững, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung trong năm 2013 là tái cơ cấu các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông  nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Ngành thông tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời và đầy đủ; tích cực phát triển nội dung lành mạnh trên mọi phương tiện thông tin và truyền thông theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”…

Xin Bộ trưởng cho biết những thành tựu nổi bật của ngành thông tin và truyền thông  trong năm 2012? Năm qua, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chật vật, thậm chí phá sản... Bộ trưởng có đánh giá gì về tình hình phát triển các doanh nghiệp trong ngành?

Trong năm 2012, ngành thông tin và truyền thông  có thể tự hào đã cùng cả nước vượt qua khó khăn, thách thức và đã đóng góp lớn vào kết quả chung về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo đó, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin, tuyên truyền thiết yếu, là công cụ chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, làm cho nhân dân tin tưởng và ủng hộ các quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động báo chí và xuất bản trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, với các loại hình báo chí, xuất bản đa dạng, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền thụ hưởng thông tin của người dân. Báo chí, xuất bản đã trở thành lực lượng chủ lực trong xoá nghèo về thông tin, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; góp phần nâng cao dân trí; ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh, thúc đẩy tiến bộ xã hội...

Hiện nay, cả nước có 812 cơ quan báo in với hơn 1.084 ấn phẩm, 59 báo điện tử, 11 tạp chí điện tử, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp, hàng trăm mạng xã hội trực tuyến đã thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; thông tin đầy đủ về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Báo chí, xuất bản điện tử phát triển cũng góp phần đưa kịp thời và đầy đủ thông tin chính thống về Việt Nam đến với thế giới, là công cụ hữu hiệu cho hoạt động đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia...

Trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, Internet, với tư duy quản lý phải theo kịp sự phát triển của xã hội và thúc đẩy cạnh tranh, ngành thông tin và truyền thông  đã thành công trong việc phát triển một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, đặc biệt đã hình thành được một hạ tầng mềm tạo môi trường hoạt động cho nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.

Cả nước hiện có trên 31,2 triệu người sử dụng Internet, đứng thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Mật độ thuê bao điện thoại đạt trên 100%. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ duy nhất có giá dịch vụ ngày càng rẻ.

Đặc biệt, trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, 2 tập đoàn viễn thông chủ lực của Nhà nước là VNPT và Viettel vẫn đạt tăng trưởng tốt, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

VNPT đạt doanh thu trên 130 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 8,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 7,5 nghìn tỷ đồng. Doanh thu của Viettel là 141 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 27.514 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 11.377 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã làm chủ sân nhà; góp phần thiết thực trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với 100% người Việt trong nước dùng dịch vụ điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông nước nhà.

Cùng với viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đóng góp lớn cho xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện... đạt hơn 18 tỉ USD.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, 100% các bộ, tỉnh đã có Cổng thông tin điện tử trực tuyến cung cấp thông tin và dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, ứng dụng công nghệ thông tin đã đóng góp thiết thực cho đổi mới phương thức làm việc, hướng tới nền hành chính công minh bạch và hiệu quả. Theo báo cáo đánh giá Chính phủ điện tử năm 2012 của Liên hợp quốc, xếp hạng của Việt Nam tăng 7 bậc.

Vậy nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Bộ sẽ tập trung hướng tới trong năm 2013 để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển bền vững các lĩnh vực trong ngành thông tin và truyền thông  là gì, thưa Bộ trưởng?

Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Ngành thông tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời và đầy đủ; tích cực phát triển nội dung lành mạnh trên mọi phương tiện thông tin và truyền thông theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng các phương tiện thông tin và truyền thông , đặc biệt là Internet cho những mục đích xấu.

Theo đó, các cơ quan báo chí phải bám sát hơn mục đích tôn chỉ; các nhà báo tiếp tục nâng cao trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp, các cơ quan tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình với xã hội; các cơ quan có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ và có phản ứng nhất quán và kịp thời trước các sự kiện xã hội quan tâm; người dân nâng cao tri thức và văn hóa trong sử dụng thông tin và bày tỏ chính kiến...

Mục tiêu chính của viễn thông và công nghệ thông tin thời gian tới là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả khai thác ứng dụng hạ tầng thông tin và truyền thông . Ngành thông tin và truyền thông  sẽ chú trọng đảm bảo an toàn an ninh thông tin; khai thông các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, nội dung thông tin số; kết hợp tập trung nguồn lực của Trung ương với các nguồn khác để xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia trọng điểm như dân cư, đất đai... phục vụ yêu cầu quản lý xã hội.

Thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành thông tin và truyền thông  cũng sẽ tập trung thực hiện tốt nhất nhiệm vụ tái cơ cấu các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông  nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Năm 2012, thị trường viễn thông Việt Nam chứng kiến những biến động với các xu hướng mua bán, sáp nhập, rời thị trường... Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về những biến động này cũng như xu hướng thị trường viễn thông-công nghệ thông tin trong năm 2013? Xin Bộ trưởng cho biết định hướng tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông  trong năm tới?

Năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam có những biến động đáng chú ý như EVN Telecom chuyển về Viettel, Công ty VimpelCom (Nga) rút vốn khỏi Công ty Cổ phần Viễn thông di động toàn cầu GTel; một số giấy phép viễn thông bị thu hồi; xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thông qua khuyến mại trái phép...

Những biến động này của thị trường phù hợp với định hướng phát triển bền vững thị trường viễn thông theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến 2020 đã được Thủ tướng ban hành.

Trong năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông  sẽ đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch, trong đó có tái cơ cấu các doanh nghiệp nhằm hình thành ít nhất 3-4 doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trên mỗi thị trường quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài trong nước và quốc tế.

Đến nay, các doanh nghiệp có hạ tầng mạng- nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dịch vụ và doanh thu trên thị trường - là doanh nghiệp nhà nước nên tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực viễn thông đồng nghĩa với cơ cấu lại phần lớn thị trường viễn thông.

Việc tái cơ cấu sẽ bám sát mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng nhiều biện pháp trong đó có tạo điều kiện cho việc mua bán, sáp nhập, thu hồi giấy phép, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả.

Bộ sẽ tăng cường công tác thực thi trong cấp giấy phép, quản lý kết nối, giá cước, kho số, khuyến mại; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh...

Tôi cho rằng, trong năm 2013 xu hướng chủ đạo của thị trường viễn thông là phát triển bền vững, hướng tới hiệu quả, chất lượng, cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, một xu hướng đang diễn ra và sẽ tiếp tục rõ nét trong những năm tới là các doanh nghiệp viễn thông-công nghệ thông tin chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở thị trường quốc tế. Bộ Thông tin và Truyền thông  ủng hộ chủ trương các doanh nghiệp có năng lực mở rộng thị trường ở nước ngoài để phát triển lâu dài và tăng hiệu quả đầu tư, tăng cường hợp tác song phương và nâng cao vị thế của Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi cho rằng các hoạt động này luôn phải đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hướng tới mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt hơn người dân Việt Nam và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề an ninh mạng và an toàn thông tin hiện nay trong bối cảnh Internet và các phương tiện truyền thông mới trên Internet như blog, mạng xã hội ở Việt Nam phát triển ngày càng mạnh?

An toàn, an ninh thông tin đang trở thành một thách thức lớn, lâu dài cho phát triển bền vững và hiệu quả hạ tầng thông tin và truyền thông  ở nước ta. Đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công của chính phủ điện tử, thương mại điện tử... Việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin cũng là đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sử dụng; đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn.

Tôi cho rằng, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của viễn thông, Internet và các ứng dụng trên nó, nhất là các ứng dụng về truyền thông xã hội như diễn đàn, mạng xã hội và blog... một mặt đã góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng về chia sẻ thông tin và giao tiếp cá nhân của cộng đồng nhưng nó cũng rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp.

Trong đa số trường hợp người sử dụng không bắt buộc phải định danh thật và có thể ở các nước khác nhau với hệ thống luật lệ và thể chế khác nhau nên việc xử lý các hành vi vi phạm là hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, với tư duy quản lý phải theo kịp sự phát triển và hướng tới thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hạ tầng thông tin và truyền thông, Việt Nam đã nhất quán chính sách thúc đẩy việc sử dụng viễn thông, Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mặt khác, Việt Nam kiên quyết áp dụng mọi biện pháp trong khả năng để ngăn chặn những hành vi lợi dụng viễn thông, Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định pháp luật; có các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet...

Hoạt động đảm bảo an toàn an ninh thông tin sẽ tiếp tục là mối quan tâm của Bộ thông tin và truyền thông  trong những năm tới. Trước mắt, Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự thảo Luật an toàn thông tin số để Chính phủ có thể trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2014.

Dự kiến, Luật sẽ có quy định đảm bảo an toàn cho hệ thống và hạ tầng thông tin trọng yếu; quản lý và chia sẻ thông tin số; bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng trên mạng; chống thư rác và tin nhắn rác; quy định về lọc nội dung thông tin số trên mạng...

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Để hàng Việt “thắng” trên thị trường
  • Nhiều mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị kiện
  • Vượt lên chứ không thể chỉ đi tắt đón đầu
  • “Muốn vào biên chế Hà Nội phải có trên 100 triệu đồng”
  • “Cần tiếp tục kéo giảm CPI”
  • Bí thư Hà Nội: Sau 5 năm, nội thành Thủ đô giảm một triệu dân
  • TS.Trần Du Lịch: Nhà nước không thể cứu thị trường như nhiều người đòi hỏi
  • TS. Alan Phan lý giải 'cái chết' của các tập đoàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi