Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người tiêu dùng “tự bơi”

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng điều quan trọng là đừng... đổ trách nhiệm cho người tiêu dùng (NTD).

- Cụm từ “hãy làm người tiêu dùng thông thái” được nhắc rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu vậy thì luật sẽ làm gì ?

Theo tôi nói như vậy có nghĩa đẩy trách nhiệm cho NTD. Đúng là trong điều kiện hiện nay, NTD rất cần sự thông thái nhưng đó chỉ là xem xét hàng đó xuất xứ ở đâu, còn hạn hay hết hạn... Theo tôi, nếu đòi hỏi NTD phải thông thái là không thuyết phuc. Không thể nói người dân ăn phải rau có thuốc trừ sâu do không thông thái. Vì nếu có mua rau vẫn còn thuốc trừ sâu tồn dư quá giới hạn, thì NTD thông thái đến mấy cũng “bó tay”.

- Sau khi Luật bảo vệ NTD có hiệu lực, nếu phát hiện mình dùng sản phẩm không sạch hoặc phát hiện sai trái của nhà sản xuất, tôi có thể trình báo thông tin ở đâu ?

Cơ quan chức năng cũng có đường dây nóng giải quyết vấn đề này, chẳng hạn đường dây nóng của quản lý thị trường. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, lập ra những đường dây như vậy có bố trí nhân viên trực điện thoại hay không, hoặc vấn đề mà NTD gọi đến có giải quyết hay không? Nếu lập ra cả một đường dây mà chẳng ai nghe, hoặc nghe xong để đấy chẳng ai gọi. Về vấn đề này tôi nghĩ, người dân có thể gọi đến Hội bảo vệ quyền lợi NTD. Đây là tổ chức tự nguyện bảo vệ NTD.

- Vậy theo ông đến khi nào các vụ kiện của NTD về chất lượng sản phẩm trở thành nỗi lo của DN ?

Tôi tin luật đi vào cuộc sống sẽ giải quyết được những khúc mắc trong lĩnh vực này nhưng đó phải là một quá trình dài. Việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi NTD thực sự là một dấu mốc quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD.

Tuy nhiên, để làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi NTD thì cần có sự nỗ lực chung của các cơ quan nhà nước, cộng đồng DN, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và của chính người tiêu dùng. Hay nói cách khác, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thì mới bảo vệ được quyền lợi của NTD.

- Xin cảm ơn ông!

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi