Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy lùi tình trạng gas giả, kém chất lượng: Cuộc chiến vẫn…còn dài

Gas được xem là mặt hàng thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Hiện nay bên cạnh việc giá gas tăng chóng mặt thì người tiêu dùng còn nơm nớp lo sợ trước tình trạng gas giả và thiếu trọng lượng. Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi riêng với ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam để làm rõ hơn vấn đề này.

 - Thưa ông, hiện nay trên thị trường đang xảy ra vấn nạn tái chiếm vỏ bình gas, gas giả, gas kém chất lượng. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Đây là vấn đề xuất hiện trên thị trường từ rất lâu. Hiện nay các cơ quan chức năng quản lý thị trường cũng như công



Ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam

an cấp địa phương phát hiện và bắt giữ rất nhiều. Điển hình là các cơ sở tư nhân thường chiếm dụng bình gas của các công ty có thương hiệu nổi tiếng. Với thủ đoạn tinh vi, các cơ sở sang chiết gas trái phép vào các bình của công ty có tên tuổi, sau đó biến nó thành bình gas của mình bằng cách cắt, thay tai xách trên bình gas, sơn hoặc mài bỏ chữ và logo của các công ty khiến cho vỏ bình bị mài mòn, giảm khả năng chịu áp lực...gây nguy hiểm lớn cho người sử dụng.

Vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, có hiệu lực từ tháng 1/2010, theo đó đã cấm các hãng không được chiếm đoạt, lưu trữ, thu gom bất kỳ các bình gas mà không thuộc sự sở hữu của mình và các cơ quan quản lý nhà nước có quyền xử phạt theo luật để ngăn chặn và trả lại bình đẳng trong môi trường kinh doanh về gas. Cho đến thời điểm này, Hiệp hội thấy tình trạng trên có giảm nhưng chưa nhiều.

Nói chung cuộc chiến gas giả vẫn còn nan giải và tiếp tục được đeo đuổi. Hiệp hội đang tích cực yêu cầu các hội viên phát hiện, những vụ nào nghiêm trọng báo cáo với Hiệp hội để xử lý.

- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến các vấn nạn trên?

Ở đây còn tồn tại hai vấn đề. Ở khía cạnh các doanh nghiệp: Hiện nay việc quản lý bình gas khó khăn, phía doanh nghiệp chưa tập trung được việc quản lý bình gas trên thị trường. Thứ hai là người dân chưa có ý thức sử dụng. Họ đang dùng gas hãng này nhưng thấy cá nhân hay cửa hàng nào chào mời rẻ hơn 2.000 - 3.000 đồng lại chạy theo dùng. Đây là việc mà doanh nghiệp rất khó quản lý.

- Đó mới chỉ là ở phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy theo ông, nhà quản lý có phải chịu trách nhiệm trong vấn nạn này không? 

Có chứ. Trong Nghị định 107 có quy định rất rõ là từng cơ quan một phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát vì rất nhiều cơ sở sang chiết gas lậu thường chiết nạp khí gas vào ban đêm và ban ngày đóng cửa. Do vậy, ở địa bàn nào thì lực lượng chức năng ở địa phương ấy phải tiến hành kiểm tra.

Đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu gas, doanh nghiệp đầu mối, Nghị định 107 quy định phải quản lý được bình gas của mình. Trường hợp những bình gas của mình bị cửa hàng, doanh nghiệp tư nhân thu gom trái phép, chiếm dụng khi phát hiện phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý.

Thứ ba người tiêu dùng phải có ý thức. Nếu họ thấy những bình gas được bán giá rẻ hoặc những cửa hàng chiếm đoạt thương hiệu của doanh nghiệp khác thì người tiêu dùng cần tẩy chay những đơn vị đó bằng cách không dùng sản phẩm của họ nữa. Nếu chúng ta có nghị định, có quản lý nhà nước, có doanh nghiệp và được người tiêu dùng ủng hộ thì sẽ từng bước đẩy lùi gian lận thương mại. Mặc dù việc này không dễ, muốn làm được thì phải đồng bộ giữa quản lý nhà nước, người tiêu dùng, doanh nghiệp xắn tay vào làm. 


Tình trạng gas giả, kém chất lượng đang tồn tại một cách công khai trên thị trường

 - Trên thị trường hiện giá gas đang ở mức cao, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân là do việc quản lý giá gas kém hiệu quả. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Trước đây, nhiều phương án quản lý giá gas đã được đưa ra bàn rất nhiều, trong đó đã có thời gian quy định mức giá trần, giá sàn cụ thể cho doanh nghiệp nhưng cuối cùng do không thể áp dụng chung một mức cho các thị trường, khu vực khác nhau thì cuối cùng rút ra là công cụ điều tiết tốt hơn cả là sự giám sát của người tiêu dùng. Hơn nữa, Nghị định 107 cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật, để thị trường tự điều tiết song song với việc công khai minh bạch về giá, tôi cho đó là cái đầy đủ nhất. Nếu phát hiện ra một đơn vị nào bán dưới giá vốn, cạnh tranh không lành mạnh thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý.

Hiện nay mặt hàng gas không thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý giá như xăng dầu, điện...  Giá gas do Hiệp hội giám sát, giao cho các chi hội từng vùng xem xét. Doanh nghiệp nào bán giá bất thường thì mới can thiệp. Tuy nhiên, hiện chưa có nổi cộm về vấn đề này.

- Vậy ông có nhận định như thế nào về thị trường gas trong thời gian tới?

Nhu cầu gas trên thị trường trong nước ngày càng nhiều. Đây là ưu việt của mặt hàng này. Sắp tới chúng tôi có nhiều hội thảo hơn nữa nhằm tuyên truyền đồng thời yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cùng Hiệp hội Gas Việt Nam từng bước đẩy lùi vấn nạn trên. Một điều đặc biệt là người tiêu dùng cũng phải góp phần giúp chúng tôi tẩy chay những bình gas không rõ nguồn gốc. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ được sử dụng những bình gas an toàn với giá hợp lý.

- Vâng, xin cảm ơn ông!

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi