Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật sẽ đầu tư lớn vào hạ tầng

Doanh nghiệp Nhật Bản đang rất hào hứng với việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng, hóa chất và công nghiệp nặng ở Việt Nam vì nhiều yếu tố. Trao đổi với phóng viên, ông Yoshida Sakae, giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM, cho biết:

Theo tôi biết, sau cuộc làm việc vừa qua của Tập đoàn Dầu khí VN (PetroVietnam) tại Nhật Bản sẽ có nhiều dự án đầu tư lớn. Dự án nhiệt điện dùng than giữa Tokyo Electric với PetroVietnam là một ví dụ. Tôi không thể nói được số vốn bao nhiêu, nhưng sau chuyến đi này tôi biết có nhiều dự án đầu tư vào hạ tầng và năng lượng.

Ngoài ra, một khuynh hướng đầu tư mới đang hình thành mạnh mẽ trong các lĩnh vực thương mại, phân phối, bán lẻ thay vì sản xuất.

Nhận xét của ông dựa trên những dấu hiệu cụ thể nào?


Ở văn phòng tôi hằng ngày có rất nhiều nhà đầu tư mới từ Nhật sang hỏi về cơ hội đầu tư ở VN. Tính ra khoảng 600 doanh nhân đến cơ quan này ở TP.HCM để tìm cơ hội đầu tư vào VN. Có thể nói gần đây quan tâm chính của họ là đặt cơ sở kinh doanh tại đây, họ muốn phát triển việc phân phối, bán lẻ hơn là sản xuất. VN mở cửa ngành bán lẻ đã tạo sự quan tâm to lớn.

Tuy nhiên, do quy định của VN nhằm bảo vệ những nhà kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ nên chưa có nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Một số tên tuổi lớn của Nhật như Ion, Family Mart đã có văn phòng ở VN. Ion đang tìm kiếm mặt bằng ở VN và dự định đầu tư 10-20 siêu thị.

Tôi nghĩ tập đoàn này phải tìm kiếm được chuỗi 10 siêu thị mới có thể quyết định đầu tư. Family Mart thì muốn mở khoảng 300 cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, quy trình cấp phép trong lĩnh vực này không được rõ ràng cho lắm, nhà đầu tư vẫn phải chờ đợi nhiều.

Các nhà đầu tư Nhật hiện cũng quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp nặng và hóa chất ở VN. Đơn cử dự án lọc hóa dầu 6,2 tỉ USD ở Thanh Hóa có sự tham gia của Tập đoàn Idemitsu, hay dự án thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu giữa Sumitomo Group với các nhà đầu tư nước khác.

Gần đây có thông tin Idemitsu trì hoãn dự án ở VN, nhưng tôi nghĩ họ là nhà đầu tư nghiêm túc và không gặp khó khăn về tài chính.

Phải nói là nhà đầu tư Nhật Bản rất hào hứng với cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng ở VN.

Thưa ông, vì sao lĩnh vực sản xuất không còn hấp dẫn?


Dĩ nhiên lĩnh vực này vẫn quan trọng và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhưng mức độ có giảm so với những lĩnh vực tôi vừa kể. Nhưng sự quan tâm này thay đổi hằng năm, có thể sang năm họ sẽ quan tâm lĩnh vực khác.

Hiện nay trong kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật, có chương trình Trung Quốc cộng 1. Các công ty Nhật đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc nhưng hiện nay giá nhân công ở đây tăng mạnh, bên cạnh đó là yếu tố chính trị khiến họ tìm kiếm địa chỉ đầu tư khác.

Khuynh hướng đầu tư tại một nước ngoài Trung Quốc sẽ tăng mạnh, mà VN là địa chỉ được các nhà đầu tư chú ý nhất. Việc tăng giá đồng yen cũng tạo điều kiện cho các công ty Nhật Bản tăng cường hoạt động ngoại thương với VN.

Tôi nghĩ xuất khẩu từ VN vào Nhật Bản sẽ tăng lên trong năm nay. Nhưng cũng lưu ý là điều này xảy ra thường xuyên nên các nhà xuất khẩu VN phải nắm ngay cơ hội. Sự kiện này cũng sẽ giúp đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật tăng lên.

(Tuổi trẻ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Không có trách nhiệm trả các khoản “nợ ngầm”
  • Nguy cơ CPI tăng trên 8%
  • Đồng Tháp tạo đột phá từ cải cách môi trường đầu tư
  • Tạo đột phá từ kinh tế cửa khẩu
  • ‘Phần lớn đại gia giàu nhờ quan hệ...'
  • 'Sở hữu toàn dân', cơ hội béo bở cho lợi ích nhóm
  • DN chấm điểm bộ, ngành: "Cú hích" nâng cao sức mạnh hành chính
  • Đường sắt cao tốc: “Mới nghiên cứu, chưa đầu tư”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi