Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo đột phá từ kinh tế cửa khẩu

Ông Lâm Minh Chiếu
Là tỉnh có vị trí kinh tế đặc biệt, An Giang luôn xác định kinh tế cửa khẩu là khâu đột phá, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên trao đổi với ông Lâm Minh Chiếu, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, xung quanh vấn đề này.
 
Theo ông, tiềm năng nào được xem là nổi bật của An Giang trong thu hút đầu tư?

An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100 km, với các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, thuận tiện cả đường thủy và đường bộ. Là tỉnh đồng bằng, nhưng An Giang cũng có vùng đồi núi với nhiều cảnh quan tươi đẹp. Điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biên giới, thương mại - du lịch; sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa, rau màu và cá nước ngọt; công nghiệp chế biến các mặt hàng nông - lâm - thủy sản...

Bên cạnh đó, do kết cấu hạ tầng ở tỉnh còn nhiều yếu kém, nên đầu tư vào hạ tầng cũng là một lĩnh vực tiềm năng để kêu gọi và thu hút đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng về giao thông, kinh tế biên giới, khu, cụm công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, dạy nghề...

Được xem là cửa ngõ giao thương của ĐBSCL với các nước ASEAN láng giềng, An Giang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biên giới. Lợi thế này đã được tỉnh khai thác thế nào, thưa ông?

Với đường biên giới dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông và nhiều cửa khẩu phụ, thuận lợi cả đường thủy và đường bộ, An Giang được xem là một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP.HCM với Campuchia và các nước thành viên ASEAN.

Để phát huy lợi thế này, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung hoàn chỉnh quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn để chủ động triển khai và kêu gọi đầu tư, phát triển đúng định hướng; tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư để sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế biên giới. Đến nay, tỉnh đã đầu tư và đưa vào hoạt động một số khu chức năng quan trọng như Khu thương mại Tịnh Biên, Khu công nghiệp Xuân Tô của Cửa khẩu Tịnh Biên; đang đầu tư các công trình, khu chức năng khác như: Khu tái định cư Vĩnh Xương, Khu thương mại dịch vụ Vĩnh Xương; đang kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, Vĩnh Xương…

Song song đó, tỉnh cũng luôn tạo điều kiện cho các địa phương vùng biên giới đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua phát triển về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch để từng bước góp phần nâng cao thu nhập người dân vùng dân tộc, biên giới, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa cư dân vùng biên giới với các khu vực khác trong tỉnh.

Tác động của các khu kinh tế cửa khẩu đến sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh An Giang ngày càng rõ nét, tăng trưởng GDP luôn ở mức cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động không ngừng chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ; các khu đô thị vùng biên giới từng bước được hình thành và phát triển; xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu những năm gần đây đạt trên 700 triệu USD/năm; mua bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia tại các chợ biên giới có doanh số tăng bình quân 15 - 20%/năm.

Trong những năm tới, tỉnh vẫn luôn xác định kinh tế cửa khẩu là khâu đột phá, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh một cách nhanh và bền vững. Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư để từng bước hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biên giới, phát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng của một trong 4 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, phấn đấu trở thành một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia với các nước trong tiểu vùng sông Mêkông như định hướng của Chính phủ.

Những lĩnh vực, ngành nghề nào tỉnh đang có nhu cầu thu hút đầu tư ?

Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế như đã nêu, nhưng do năng lực và nguồn vốn có hạn, nên đến nay, việc khai thác các tiềm năng, lợi thế vẫn chưa đạt như mong muốn. Vì vậy, tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi và tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư phát triển, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế có được, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế biên giới; thương mại; du lịch; sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa, rau màu và cá nước ngọt; công nghiệp chế biến các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến hàng hóa giá trị gia tăng, công nghiệp công nghệ cao... 

Hiện tỉnh đã chuẩn bị danh mục với 84 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến 31.994 tỷ đồng (tham khảo tại http://www.angiang.gov.vn).

An Giang có cơ chế hỗ trợ gì đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư khi triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thưa ông ?

Đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, quan điểm của tỉnh là luôn ủng hộ và đồng hành với doanh nghiệp theo phương châm: “Trách nhiệm, thân thiện, một cửa”, xem trọng công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đầu tư, sản xuất - kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; thành lập tổ công tác đặc biệt đặt tại Văn phòng UBND tỉnh để tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp; tham mưu đề xuất UBND tỉnh xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tổ chức đăng ký kinh doanh trực tuyến qua mạng tại địa chỉ http://www.angiangbusiness.gov.vn và trang này cũng được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh...

(Theo Hoàng Nghị // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đồng Tháp tạo đột phá từ cải cách môi trường đầu tư
  • ‘Phần lớn đại gia giàu nhờ quan hệ...'
  • 'Sở hữu toàn dân', cơ hội béo bở cho lợi ích nhóm
  • DN chấm điểm bộ, ngành: "Cú hích" nâng cao sức mạnh hành chính
  • Đường sắt cao tốc: “Mới nghiên cứu, chưa đầu tư”
  • Mở rộng cơ chế giải quyết tranh chấp cho DN
  • Chuyên gia Việt Nam nhìn nhận về khả năng suy thoái kép
  • Phải tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi