Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á’

11/7 là ngày kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak trao đổi với báo chí xung quanh những thành tựu trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

- Theo ông, vì sao Việt Nam được chọn là một trong số thị trường để Mỹ tăng gấp đôi xuất khẩu trong 5 năm tới?

- Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhiều công ty Mỹ muốn đến Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Hãy nhìn lại 15 năm trước, thương mại hai chiều mới chỉ đạt 451 triệu USD mỗi năm, nhưng con số này đã tăng lên 15,4 tỷ USD trong năm ngoái. Hiện nay thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là 10 - 12 tỷ USD, vì thế chúng tôi rất mong tăng gấp đôi xuất khẩu sang Việt Nam, bởi thương mại quốc tế là hai chiều, hai bên cùng có lợi.

- Việt Nam và Mỹ đã đạt nhiều thành tựu về hợp tác kinh tế và giáo dục, còn về hợp tác quân sự giữa hai nước thì sao, thưa ông?


- Hợp tác về quân sự giữa hai nước đã phát triển tuyệt vời trong 15 năm qua. Quan hệ giữa hai quân đội mạnh mẽ giúp chúng ta đóng góp vào ổn định và hòa bình trong khu vực, hợp tác về cứu trợ khi có thiên tai.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ mong muốn sẽ đến dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào tháng 10 năm nay tại Hà Nội. Hy vọng thời gian tới hai nước có thể thực hiện các hoạt động chung, như Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, mà hiện nay Việt Nam đang tham gia với tư cách quan sát viên. Đặc biệt, dự kiến tháng 8 tới có tàu hải quân của Mỹ thăm chính thức Việt Nam.

- Ông có thể biết quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông hiện nay?

- Quan điểm của Mỹ là không đứng về bên nào có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Chúng tôi quan ngại về tự do hàng hải trong khu vực này. Tất cả cần phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Hiện nay ASEAN đã đưa ra Tuyên bố DOC, là biện pháp giúp đa phương hóa vấn đề này. Chúng tôi mong tranh chấp ở biển Đông sẽ được giải quyết hòa bình và không sử dụng vũ lực.

- Xin ông cho biết những nỗ lực giải quyết các hậu quả chiến tranh ở Việt Nam?

- Chúng tôi đã làm việc tích cực với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, vấn đề dioxin… Cuối tuần tới, Phiên họp của Ủy ban Tư vấn hỗn hợp sẽ diễn ra, cùng bàn về kế hoạch khắc phục hậu quả tại Đà Nẵng. Trong năm 2011, chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành việc tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng.

- Xin cảm ơn ông!

Kể từ năm 1995, thương mại hai chiều đã tăng 15 lần, lên 15,4 tỷ USD năm 2009. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Cách đây 15 năm, chưa đến 800 người Việt theo học tại Mỹ, hiện nay có 13.000 sinh viên, tăng gấp 3 trong 3 năm qua và vẫn tiếp tục tăng lên.

Việt Nam và Mỹ đã có tiến triển đáng kể trong việc giải quyết những khác biệt trong 15 năm qua. Tôi cho rằng thành tựu lớn nhất của hai nước là chúng ta có thể xây dựng niềm tin và nhận dạng những lĩnh vực cùng quan tâm, từ đó tăng cường quan hệ giữa hai Chính phủ và nhân dân. Có thể nói, lòng tin giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên rất nhiều. Không hẳn là chúng ta nhất trí về nhiều điều, nhưng những gì chưa nhất trí thì đều có thể ngồi lại và thảo luận thẳng thắn với nhau. Bên cạnh đó, hai nước đều quan tâm đến hòa bình và ổn định ở Đông Á, cùng nỗ lực vì hệ thống giáo dục của Việt Nam, thúc đẩy để hệ thống thương mại toàn cầu hiệu quả và thịnh vượng hơn, và cùng chống lại các loại hình khủng bố... (Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak).

(Đất Việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của báo chí
  • Sao Vàng đất Việt 2010 : Xây dựng thương hiệu toàn cầu
  • “Sứ giả” nhà ở xã hội
  • Thúc đẩy kinh tế tư nhân
  • Quan hệ Việt - Nga: Chặng đường 60 năm
  • Ngăn “cơn lũ” hàng nhập khẩu
  • VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”
  • Lý giải cho tình trạng thiếu điện hiện nay: Quá phụ thuộc vào thủy điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi