Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu trung tâm dự đoán thị trường nông sản tin cậy

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard).

Ngành xuất khẩu nông sản nước ta đang đứng trước một nghịch lý: nông sản thi nhau bán ào ạt vào đầu mỗi vụ thu hoạch với giá thấp, nhưng khi giá trên thị trường thế giới tăng cao, doanh nghiệp và nông dân lại không còn hàng để bán.

Trao đổi với Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) xung quanh vấn đề này.

Vài năm gần đây lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, tiêu, nhân hạt điều… đều tăng nhưng Việt Nam thường bán ào ạt ở đầu vụ. đến cuối vụ giá tăng thì chúng ta lại không còn gì. Theo ông, nghịch lý đó có phải là do chiến lược xuất khẩu có vấn đề?

-Chúng ta không thể nói chiến lược xuất khẩu nông sản có vấn đề mà là chiến lược phát triển chung của nước ta đang có vấn đề thì đúng hơn.

Hiện Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nông sản có lợi thế xuất khẩu ra thị trường thế giới như cà phê, tiêu, điều, gạo, chè… nhưng người dân, doanh nghiệp phải tự tìm thị trường, tìm nguồn vốn, tự trả lời các câu hỏi trồng cây gì, bán cho ai và bán bao nhiêu. Dĩ nhiên, đó cũng có thể là điều tốt, nhưng để họ ra quyết định bán khi nào thì cần có sự hỗ trợ bằng những thông tin dự báo thị trường giá cả, biến động theo từng thời gian cụ thể. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc này.

Mặc dù nước ta đang có chính sách tạm trữ nhưng hình như không có nhiều tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản, có phải như vậy không, thưa ông?

-Theo cá nhân tôi thì chính sách tạm trữ là cố gắng rất lớn của Chính phủ. Hiện chúng ta đang thực hiện tạm trữ cà phê, muối, gạo nhưng phải nói rằng tác động của chính sách đó đến lợi ích, thu nhập của người dân lại không rõ rệt. Vì chính sách tạm trữ đi từ ngân hàng đến doanh nghiệp nên tiến độ thực hiện rất chậm và hiệu quả không thể đo lường được một cách cụ thể.

Để chính sách tạm trữ thể hiện đúng tinh thần của nó, thay vì hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mua nông sản tạm trữ thì nên chuyển sang hỗ trợ nông dân mua máy móc thiết bị phơi sấy nông sản, xây dựng nhà kho tạm trữ, phân bón... thì sẽ có hiệu quả cao hơn.

Ipsard đã nhìn thấy sự bất cập trong khâu dự báo thông tin thị trường và một trong những nhiệm vụ của Ipsard là dự báo thị trường nông sản, như vậy viện cũng chịu một phần trách nhiệm trong việc này?

- Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm phát triển nông nghiệp nông thôn. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phát triển thị trường nói chung, trong đó, có thị trường nông sản. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã có những đề xuất về thị trường cho cả hai bộ nhưng việc đưa những chính sách này vào thực tế là thuộc về thẩm quyền của hai bộ nói trên.

Như vậy là nước ta chưa có một trung tâm hay công ty nghiên cứu thị trường nông sản để người dân, doanh nghiệp dựa vào đó để đưa ra những quyết định kinh doanh?

-Việt Nam có rất nhiều trung tâm hay công ty nghiên cứu thị trường nhưng một trung tâm nghiên cứu và dự báo những diễn biến của thị trường nông sản của thế giới và Việt Nam, có độ tin cậy cao thì chưa có theo đúng nghĩa của nó.

Xin cám ơn ông!

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi