Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiết kiệm năng lượng: Hạn chế từ ý thức

Hiện nay, vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng (TKNL) đang là vấn đề nóng của mọi quốc gia trên thế giới, cũng như ở VN. Nhưng về nhận thức, cách thực hiện vẫn chưa thật sự được quan tâm. Trao đổi với ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp Hội Năng lượng VN về vấn đề này.
 
-Thưa ông, TKNL đang là vấn đề nóng của mọi quốc gia trên thế  giới. Ông đánh giá thế nào về việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng trong thời gian qua ?

Đứng đầu trong ngành năng lượng VN có 3 ngành mũi nhọn bao gồm: điện, dầu khí, than. Ngoài ra, chúng ta còn có năng lượng tái tạo: điện mặt trời, điện gió, điện nhiệt... Việc khai thác và sử dụng năng lượng trong thời gian qua nhìn chung là tốt, nhưng vẫn còn nhiều nơi, trong từng vùng, từng điểm, từng lĩnh vực còn hạn chế. Ví dụ như tiết kiệm điện chẳng hạn, một số địa phương, ngành chưa xây dựng được chương trình hành động về tiết kiệm điện và chưa có những biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả. Thậm chí, có nơi chưa nhận thức được vai trò TKNL để làm gì.

- Vậy theo ông, trước mắt VN cần tập trung TK vào nhóm năng lượng nào, điều đó có ý nghĩa gì với an ninh năng lượng quốc gia ?

Hiện một số tòa nhà đã áp dụng công nghệ tiết kiệm nằng lượng nhưng vẫn cần một biện pháp chế tài để xây dựng định mức tiết kiệm
 
Chúng ta cần tập trung đầu tiên vào nhóm điện. Đi đôi với điện, than, khí cũng phải TK. Và có nhiều hình thức TK tôi cho rằng rất là hay, trong sản phẩm của nông sản: ngô, khoai, sắn có thể sản xuất ra sản phẩm cồn ethanol. Nước ta có diện tích rừng núi rất nhiều. Đó là những thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu mới này. Ngoài ra, để TK điện có thể xây dựng các nhà máy điện chạy gió, chạy mặt trời, điện nhiệt lấy nước nóng từ trong lòng đất, dùng chấu ủ để chạy máy phát điện, thu hồi nhiệt ở các nhà máy nhiệt để tạo điện.

- Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng ở VN còn khá cao trong tổng số điện năng tiêu thụ trong cả nước, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào ?

So với các nước khác điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng ở VN đang ở mức quá cao (điện năng sử dụng trong các lĩnh vực chiếu sáng chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm cả nước, trong đó chiếu sáng công cộng tiêu thụ khoảng 3%). Ở các nước khác chỉ đạt 15 - 20% trên tổng số điện năng tiêu thụ. Để tiết kiệm điện trong lĩnh vực này, chúng ta cần tập trung vào thay các đèn sợi đốt, điều chỉnh lại công suất, chỗ nào đường cần sáng cho sáng hơn, chỗ nào cần giảm ánh sáng điều chỉnh lại sao cho hợp lý và đảm bảo mỹ quan đường phố. Đồng thời lắp đặt bổ sung mới đoạn đường nào chưa có đèn, chiều cao hợp lý, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật...

Có như vậy VN vừa tiết kiệm điện lại vừa có những đô thị ánh sáng văn minh, hiện đại như các nước khác.

- Để thay đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân về TKNL, theo ông cần phải làm gì ?

Để thay đổi nhận thức của mọi người về TKNL, cần có cuộc tổng diễn tập toàn bộ, trong đó cần đẩy mạnh tuyên tuyền vận động, tổ chức học tập, tập huấn, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và song song với việc đó là biện pháp triển khai, xây dựng chế tài cụ thể để xử lý. Bên cạnh đó cần phát động toàn dân thực hiện nghiêm chỉnh.

Riêng đối với các nhà máy sản xuất, các Cty, các tập đoàn kinh tế... muốn TK được điện phải thay đổi về công nghệ, về thiết bị động lực, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khác như điều hoà, quạt trong một nhà máy, trong phòng làm việc, các nhà hàng, khách sạn... Nhà nước cần có định mức hoặc trước khi kiểm tra định mức, thì kiểm tra toàn bộ thiết bị hoặc đầu nối sơ đồ sử dụng điện trong một cơ quan, nhà hàng, khách sạn, DN, nhà máy nếu thiết bị không đạt chuẩn thì yêu cầu phải thay. Các đơn vị phải lên quy trình sử dụng, khi ra khỏi phòng phải tắt điện, khi nào cần dùng điều hoà, khi nào không cần dùng điều hoà... Bằng biện pháp chế tài để xây dựng định mức, ví dụ cả một toà nhà trung bình chỉ được sử dụng khoảng 200.000 kWh điện/tháng nếu vượt trên khung đó thì bị phạt. Ngược lại, đơn vị nào sử dụng hết dưới mức đó thì được thưởng trích từ tiền tiết kiệm được. Và nếu đơn vị nào vi phạm nhiều lần thì có thể bị cắt điện, đối với cả các hộ gia đình cũng như tập thế.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Hoàng Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cần đột phá trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
  • Nhật sẽ đầu tư lớn vào hạ tầng
  • “Không có trách nhiệm trả các khoản “nợ ngầm”
  • Nguy cơ CPI tăng trên 8%
  • Đồng Tháp tạo đột phá từ cải cách môi trường đầu tư
  • Tạo đột phá từ kinh tế cửa khẩu
  • ‘Phần lớn đại gia giàu nhờ quan hệ...'
  • 'Sở hữu toàn dân', cơ hội béo bở cho lợi ích nhóm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi