Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cán cân tổng thể năm 2011 sẽ cân bằng

 Trong đó, cán cân vãng lai thâm hụt 4 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư 6 tỷ USD. Lạm phát quý II dự kiến 6,21%, tỷ giá không biến động mạnh.

Sáng nay 7/4, diễn ra hội thảo "Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu 2011" tại Hà Nội.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tiền tệ quốc gia nhận định, trong năm nay, với mức cung tiền khoảng 16%, sau khi trừ đi GDP dự kiến 6% thì lạm phát chỉ còn khoảng 10% với giả thiết vòng quay tiền không thay đổi.

CPI quý II, theo ông Nghĩa, tăng 6,21%. Hôm qua, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự kiến, CPI năm 2011 của Việt Nam khoảng 13,3%.

Cán cân tổng thể năm 2011 sẽ cân bằng. Trong đó, cán cân vãng lai thâm hụt 4 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư 6 tỷ USD nhưng lỗi và sai sót ở mức âm 2 tỷ USD.

Lỗi sai sót năm 2009 ở mức âm 10,26 tỷ USD, năm 2010 âm 4,36 tỷ USD. Theo Quỹ Dragon Capital, nguyên nhân chính gây lỗi và sai sót là do nhập khẩu lậu vàng. Tình trạng nhập lậu vàng thực tế cao hơn con số 20-40 tấn/năm.

Tỷ giá thực VNĐ/USD tăng 10%, tuy nhiên USD lại giảm giá so với đồng tiền khác 7-8%. Như vậy, theo ông Nghĩa, áp lực từ cán cân thanh toán là không lớn.
 
Ông Nghĩa nhấn mạnh, tỷ giá hối đoái luôn có tác động trực tiếp đến xuất khẩu. Mức điều chỉnh tỷ giá 9,3% có lợi cho xuất khẩu, song lợi thế tỷ giá sẽ giảm dần đến cuối năm.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên thì cho rằng, doanh nghiệp không nên kỳ vọng vào điều chỉnh tỷ giá, thông qua tỷ giá để tạo lợi thế cho xuất khẩu.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, trong điều kiện bình thường, sử dụng tỷ giá hối đoái để cải thiện nhập siêu có thể là một công cụ mạnh. Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, công cụ này không hiệu quả với Việt Nam.

Ông Nghĩa cũng lưu ý, Trung Quốc gây áp lực muốn thanh toán hai chiều bằng nhân dân tệ, nếu để xảy ra nhân dân hóa sẽ nguy hiểm.

5h chiều nay, tại cuộc họp chuyên đề của Chính phủ, Ủy ban Giám sát tiền tệ quốc gia sẽ trình Chính phủ phương án ổn định thị trường, trong đó, tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ, hạ lãi suất tiền gửi nội tệ.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi