Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TS. Võ Trí Thành: CPI tháng 4 có thể tăng 14,8% so với cùng kì

 CPI sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, có thể tăng tới 15% so với cùng kì trước khi ổn định vào tháng 9. Tăng trưởng 2011 khoảng 6%.

Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 so cùng kỳ có thể tăng 14,7-14,8%, và sẽ tiếp tục tăng, thậm chí trên 15% trước khi có thể ổn định vào đầu tháng 9.
 
Theo ông, mục tiêu thực hiện kiềm chế lạm phát và giữ tăng trưởng ở mức 7% không thể thực hiện được. Kỳ vọng tăng trưởng chỉ khoảng 6%. Đến 2012, tăng trưởng sẽ  trên 7%, lạm phát dưới 6%.
 
Rủi ro trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11 gắn với tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu cuối 2010 chiếm 2,8% tổng dư nợ. Song, rủi ro nghiêm trọng nhất là niềm tin vào VNĐ và khả năng ổn định kinh tế vĩ mô rất thấp.

Trước Nghị quyết 11, các nhà bình luận và định chế nước ngoài bị lẫn lộn về mục tiêu kinh tế của Việt Nam (ổn định/tăng trưởng). Môi trường kinh tế bị đánh giá xấu (hạ mức tín dụng, lo ngại khủng hoảng cán cân thanh toán và nợ công…).

Nghị định 11 ban hành đã được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao, như một thông điệp rõ ràng hơn của Chính phủ. Trước đây, CDS (chỉ số đánh giá rủi ro trái phiếu chính phủ) trên 300, cao hơn Philipines và Indonesia thì hiện nay đã giảm.
Ông Thành cho rằng, nếu thực hiện quyết liệt, không kể đến những cú sốc bên ngoài thì tình hình cũng phải ổn định vào trên dưới 2 quý tới (cuối quý III, đầu quý IV).
 
Ông cũng đưa ra đánh giá, con số cắt giảm 3.400 tỷ đồng đầu tư công (tương ứng 160 triệu USD) là quá nhỏ. Ngoài ta, nợ nước ngoài có thể tăng thêm trên dưới 6 tỷ USD, từ 40 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ nợ ngắn hạn khoảng 6-7 tỷ USD, chiếm 60-70% dự trữ ngoại hối.

(Báo điện tử doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi