Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn chưa thể xử lý hình sự doanh nghiệp gây ô nhiễm

Ông Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học quản lý môi trường thuộc Tổng Cục môi trường - Ảnh: Văn Nam

Thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, trong khi đó, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn chồng chéo khiến việc thực thi gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến vấn đề này, cuộc trao đổi với tiến sĩ Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý môi trường (Tổng cục Môi trường) xoay quanh các biện pháp xử phạt doanh nghiệp vi phạm luật pháp về bảo vệ môi trường.

Trên thực tế, hiện có rất nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, ông nhận định các biện pháp xử phạt hiện hành đã đủ tính răn đe hay chưa?

- Ông Phạm Văn Lợi: Có thể đánh giá là trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ môi trường. Những qui định pháp luật đó chính là những cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

Nhưng trên thực tế, việc vi phạm gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân quan trọng nhất theo tôi, vẫn là ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chưa cao. Vì vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, tôi cho rằng về biện pháp xử phạt, chúng ta cần phải nhanh chóng thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự, làm thế nào để các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật môi trường với mức độ nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay trong Bộ luật Hình sự của chúng ta chưa thiết lập trách nhiệm hình sự này.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, trong đó có thiết lập trách nhiệm hình sự pháp nhân để có cơ sở pháp lý xử lý hình sự các doanh nghiệp gây ô nhiễm mức độ nghiêm trọng.

Theo như ông vừa nhận định thì có nghĩa là một số vụ vi phạm gây ô nhiễm gần đây như Công ty cổ phần Tung Kuang gây ô nhiễm sông Giẽ (Hải Dương), Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi gây ô nhiễm sông Trà Khúc … vẫn chưa thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

- Vì Bộ luật Hình sự chưa thiết lập chế định xử lý hình sự đối với pháp nhân nên ta không thể xử lý về mặt hình sự được, chỉ xử lý được khi sửa đổi Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, dựa vào thực tế số lượng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang có chiều hướng gia tăng, tôi cho rằng chúng ta cần phải làm gấp việc sửa đổi này.

Ở một số quốc gia, khi bị phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo doanh nghiệp mà chưa cần đề cập đến hậu quả, còn ở Việt Nam thì còn phải xem xét đến hậu quả của hành vi vi phạm để căn cứ vào đó đưa ra mức xử lý.

Vậy phải áp dụng hình thức xử phạt ra sao để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng tính răn đe, thưa ông?

- Ta có thể áp dụng các biện pháp đồng bộ như xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao, dùng áp lực xã hội, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo mức độ xử lý phải tương thích với vi phạm mà họ đã gây ra.

Có ý kiến cho rằng quy định bảo vệ môi trường vẫn còn kẽ hở khi đưa ra hình thức “tước giấy phép xả thải” nhằm mục đích ngăn chặn doanh nghiệp tiếp tục sản xuất gây ô nhiễm. Bởi vì doanh nghiệp thì lại có thể không cần giấy phép xả thải, vận chuyển nước thải đi nơi khác xử lý và tiếp tục sản xuất, ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Vấn đề này đang được cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp trong thời gian tới.

Trong xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-3-2010 quy định 33 hành vi vi phạm, theo đó mức phạt tiền tăng cao gấp 7,5 lần so với mức phạt trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2006 quy định 25 hành vi vi phạm.

(Theo Văn Nam // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Quan trọng là thỏa thuận với chủ doanh nghiệp
  • “Chúng tôi đã để lại cho chính mình một gánh nặng!”
  • Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”
  • Dịch vụ kiểm toán không thể nhanh, nhiều, tốt, rẻ
  • Tạo bứt phá cho ĐBSCL
  • Cải cách thủ tục hành chính ở TP.HCM: Cùng cả nước nâng cao sức cạnh tranh
  • Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị: Cứu sông Sài Gòn
  • Không thể giao và cho thuê đất đơn giản đối với dự án FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi